Đức Phật Với Cây Đại Bồ Đề

Đức Bồ Tát Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama. Khi Đức Bồ Tát Thái Tử Siddattha đản sinh ra đời nhằm vào ngày rằm tháng tư âm lịch, đồng thời có 7 người và vật đồng sinh với Đức Bồ Tát là:
1. Công chúa Bhaddakaccana gọi là Yasodhara ( Công chúa của Đức Vua Suppabuddha và chánh cung Hoàng hậu Amittadevi xứ Vedeha)
2. Hoàng tử Ananda ( Hoàng tử của ông Hoàng Amittodana dòng Sakya là Hoàng Đệ của Đức Vua Suddhodana.
3. Channa ( Vị quan giữ ngựa)
4. Kaludayi ( Vị quan cận thần)
5. Ngựa báu Kandaka
6. Cây Đại Bồ Đề ( Mahabodhirukkha), đó là cây Assattha mọc trong khu rừng Uruvela ( Đức Bồ Tát sẽ chứng đắc  thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama tại cội cây Assatha này. Do đó cây Assattha này được gọi là Mahabodhirukkha: Cây Đại Bồ Đề của Đức Phật Gotama.
7. 7 Hầm vàng, kho báu trong kinh thành Kapilavathu
 
Về sau, vào ngày rằm tháng tư âm lịch, Đức Bồ Tát Thái Tử Siddhattha vừa tròn 35 tuổi, ngự đến ngồi tại cội cây Assattha trong khu rừng Uruvela ( Cây Assattha này đồng sinh cùng một thời với Đức Bồ Tát Siddhattha không trước không sau) thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thành Đế, chứng đắc Tứ Thành Đạo, Tứ Thành Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, đặc biệt diệt đoạn tuyệt được mọi tiền khiên tật đã tích lũy từ vô thủy trai qua vô số kiếp trong quá khứ trở thành bậc Thánh Arahan đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, đồng thời trờ thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama tại cội cây Assattha ấy. Cây Assattha ấy được chính thức gọi là cây Đại Bồ Đề của Đức Phật Gotama. Ngài an hưởng vị giải thoát suốt 7 tuần lễ gồm 49 ngày đêm xung quanh cội Đại Bồ Đề ấy như sau:
 
Tuần lễ thứ nhất:
Đức Phật ngự tại Bồ đoàn quý báu, tại cội Đại Bồ Đề, ban ngày nhập Arahan Thánh Quả, ban đêm suy xét Thập Nhị Nhân Duyên Sinh theo chiều thuận, chiều sinh; quán xét Thập Nhị Nhân Diệt theo chiều nghịch, chiều diệt. Và tiếp theo 6 ngày sau, Đức Phật nhập Arahan Thánh Quả, an hưởng vị giải thoát Niết Bàn, suốt thời gian kể từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4, gọi là tuần lễ " Pallankasattaha"
 
Tuần lễ thứ nhì: 
Đức Phật rời khỏi Bồ đoàn quý báu, ngự về phía Đông Bắc, cách cội Đại Bồ Đề 14 sải tay, Ngài Đứng nhìn về Bồ Đoàn quý báu, nơi mà Ngài đã toàn thắng 5 loại Ma (Mara) đã trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Đức Phật đứng nhìn Bồ đoàn quý báu không nháy mắt, suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4, gọi là tuần lễ " Animisasattaha"
Tuần lễ thứ 3:
Đức Phật đi kinh hành trên đoạn đường dài 60 hắc tay, được làm bằng 7 loại châu báu do chư thiên hóa ra để cúng dường  Ngài. Đoạn đường này ở phía bắc gần cội Đại Bồ Đề theo chiều Đông Tây. Đức Phật hóa phép thần thông Yamakapatihariyat hành 2 dòng nước và lửa song song phát ra từ nơi kim thân của Ngài, rồi Ngài ngự đi kinh hành, suy xét về chánh pháp, suốt thời gian kể từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5, gọi là tuần lễ " Cankamasattaha"
Tuần lễ thứ 4:
Đức Phật ngự tại lâu đài bằng vàng, ở phía Tây Bắc của Cội Đại Bồ Đề do chư thiên hóa ra để cúng dường Ngài. Ở đây, Ngài quán xét về Tạng Vi Diệu Pháp ( Abhidhammapitaka) gồm có 7 bộ: Bộ Dhammasangani, bộ Vibhanga, bộ Dhatukatha, bộ Puggala pannatti, bộ Kathavatthu, bộ Yamaka và bộ Patthana. Suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5, gọi là tuần lễ : Ratanagharasattaha)
Tuần lễ thứ 5:
Đức Phật ngự đến cội cây da ở phía Đông, cách cội Đại Bồ Đề 32 sải tay, khi thì Ngài suy xét chánh pháp, khi thì ngài nhập Arahan Thánh Quả.
Khi ấy, có 3 cô thiên nữ: Tanha, Arati và Raga là con gái của Ác ma Thiên, từ cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên hiện xuống, để quyến rũ Đức Phật, với lời nói lẳng lơ và bằng bộ điệu gợi tình, Đức Phật không quan tâm đến lời nói và điệu bộ của ba nàng, Ngài vẫn an nhiên tự tại nhập Arahan Thành Quả, an hưởng pháp vị giải thoát Niết Bàn.
Ba nàng dùng hết khả năng của mình, mà không thể cám dỗ được Đức Phật, đành phải bất lực, vì Đức Phật là bậc Thánh Arahan đã diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tham ái, phiền não, nên không một ai trong tam giới này có thể làm cho tâm ngài xao động.
Ba cô thiên nữ không quyến rũ được Đức Phật, nên hồi tâm tán dương ca tụng Ngài, rồi từ giã trờ về cõi Tha Hoa Tự Tại Thiên.
Đức Phật gnuwj tại côi cây da  này nhập Arahans Thánh Quả suốt 7 ngày đêm, từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 20 tháng  5, gọi là tuần lễ " Ajapalasattaha"
Tuần lễ thứ sáu:
Đức Phật ngự đến cội cây me gần hồ Muncalinda, cách xa cội Đại Bồ Đề 51 sải tay, ở về phía Đông Nam, Ngài ngội nhập Arahans Thánh Quả.
Khi ấy, trời mưa lớn, rồng chủa Mucalinda hiện ra dùng thân mình cuốn thành vòng tròn, chồng lên 7 lớp đẻ bao bọc xung quanh Kim thân Đức phật, và phồng mang che trên đầu Ngài, để mưa không làm ướt và lành. Rồng chúa tỏ lòng thành kính cúng dường Đức Phật.
Đức Phật nhập Arahans Thánh Quả suốt 7  ngày đêm, kể từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5, gọi là tuần lễ " Mucalindasattaha"
Tuần lễ thứ 7:
Đức Phật ngự đến cội cây gọi là Rajayatana cách xa cội Đại Bồ Đề 4 sải tay, ở về phía Nam. Ngài nhập Arahan Thánh Quả suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, gọi là tuần lễ" "Rajayatanasattaha"
Như vậy, Đức Phật đã an hưởng pháp vị an lạc giải thoát Niết Bàn suốt 7 tuần lễ, gồm 49 ngày xung quanh cội Đại Bồ Đề
Tuy Đức Phật Gotama đã tịch diệt Niết Bàn cách nay 2.551 năm song cây Đại Bồ Đề của Ngài  vẫn còn đang hiện hữu trên thế gian, thì chúng ta vẫn còn có cơ hội tốt, có duyên lành đến thành kính đảnh lễ, lễ bái, cúng dường cây Đại Bồ Đề như thành kính đảnh lễ