Loài Người Và Loài Trời Khác Nhau Như Thế Nào?

Khác Nhau Chỉ Do Tâm
Tôi đã viết về loài trời, ở đây tôi cũng muốn nói về loài người. Nhưng trước khi đề cập đến loài người, tôi thành tâm xin lỗi độc giả, vì ở đây chủ đích của tôi chỉ muốn trình bày sự khác biệt giữa các loài, và cố gắng trung thực khi trình bày lại những gì mà đại đức đã kể lại cho chúng tôi mà thôi.
 
Đại đức Mân cho biết rằng, có sự khác biệt rất lớn giữa loài người và loài trời, đó là khả năng lãnh hội, cung cách giao tiếp va thái độ nghe pháp. Loài trời, từ cõi cao đến thấp, có khả năng thấu hiểu những bài pháp được nghe hơn là loài người; và khi nghe xong họ đồng thanh " Sadhu" ba lần, tiếng tán thán đó vang dội đi khắp các thế giới.
 

 
Loài Trời rất cung kính chư tăng, không có một ai tỏ thái độ bất kính, khi nghe chư sư giảng pháp. Thái độ của họ luôn nghiêm trang và cung kính. Loài người thì trái lại, rất ít người hiểu được những gì được giảng, cho dù có lập lại nhiều lần. Họ không những không hiểu rõ ý nghĩa mà lại còn phê bình này nọ: " Thầy đang nói gì vậy, tôi không hiểu tý gì cả" Và còn chê bai: " Thầy này giảng không hay như thầy kia". Ngảy cả có những vị trước đây đã thọ giới làm tăng, nhưng không thể ngăn chặn chất chồng phiền não cao như núi, phải hoàn tục, bây giờ lại còn lớn giọng mà nói rằng: " Ta đây còn giảng hay hơn thế nữa, ta còn biết làm cho khán thính giả cười để họ bớt buồn ngủ và căng thẳng; ta biết cách nói chuyện trước công chúng hơn vị đại đức này! Người khác còn nghĩ: " Nghe đồn thầy này biết được ý nghĩa của người khác! Người ta suy nghĩ gì thì thầy biết được ngay lập tức! Nếu như  vậy thì thầy phải nói cho người ta biết chứ, ít nhất cũng gián tiếp, thì dụ như nói anh không nên nghĩ như thế này như thế nọ, vì đó là điều sai quấy
 

 
Có những người tới chỉ có mục đích tìm chỗ sai của người khác, để chứng tỏ rằng mình là người hay, người giỏi. Những loại người này không chút nào hứng thú trong việc học pháp. Trong trường hợp ấy, giảng pháp cho họ giống như đổ nước lên đầu vịt, chỉ cần giữ vài cái là nước văng đi, không còn giọt nào.
 
Đại đức Mân thường mỉm cười khi ngài nói về những loại người " thông minh" như vậy! Có những người khi đến đã có định kiến rất nặng nề đến nối không mởi lời được; tính tự phụ ( cho mình là nhất) quá lớn của họ khiến đại đức cảm thấy thương hại, nên ngài không nói pháp. Tuy nhiên có những lúc không thể tránh được, đại đức muốn cố gắng nói vài câu, nhưng khi định mở miệng thì " pháp muốn nói" biến mất, ngài không có gì để mà nói nữa. Giống như pháp không thể " có duyên" với tính tự cao tự đại quá lớn của kẻ nghe pháp, cho nên pháp biến chạy đi. Lúc đó thì đại đức ngồi giống như tượng đá. Đối với hạng người ấy, đại đức dường như không còn cảm xúc, ngài chỉ im lặng ngồi không một lời nói nào phát ra cả. " Trong trường hợp ấy thì pháp đến từ đâu, thưa các vị?" 
 
Đại đức hay mỉm cười khi phải nhắc lại những trường hợp như vậy cho các đệ tử nghe. Tuy thế, trong số đại chúng thính pháp đó, chúng tôi có thấy có người run rẩy! Họ đã bị nói trúng tim đen nên sợ hãi, run rẩy chăng? Lúc đó trời không lạnh mà? Hay họ bị cảm?
 
Đại đức nói rằng, ngài không giảng pháp cho những người có tính tự phụ quá lớn, ngoài trừ trường hợp chẳng đừng, vì bài pháp của đại đức sẽ trở thành độc dược cho tâm những người như vậy: Nghe pháp mà không có lòng tôn kính pháp. Pháp mà đại đức có được thật sự là cao cảo, và chỉ có giá trị cho những ai thành tâm cầu học. Đây là điều quan trọng. Bất cứ chuyện gì đều có nhân duyên. Trong số đông nghe pháp, có một số người bồn chồn khó chịu, trong khi đó một số người cảm thấy dễ chịu, an lạc, người nhẹ như muốn bay bổng lên. Sự khác biệt là do tâm mà ra
 
 ( Trính Sách Vị Thánh Arahan Cận Đại - Ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh)