Tìm Hiểu Tứ Thánh Đế

Tứ Thánh Đế là sự thật chân lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ. Tứ Thánh Đế có 4 pháp đó là khổ Thánh Đế, nhân sinh khổ Thánh đế, diệt khổ Thánh đế, pháp hành dẫn đến diệt khổ Thánh đế. Bậc Thánh nhân có 4 bậc đó là bậc Thánh Nhập lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A ra hán.

Hành giả thực hành pháp hành thiện tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả, Niết bàn, trở thành 4 bậc Thánh nhân trong Phật giáo.

Tứ Thánh đế đó là những pháp nào?

- Khổ Thánh đế đó là ngũ uẩn chấp thủ là pháp nên biết.

- Nhân sinh khổ Thánh đế đó là tham ái là pháp nên diệt.

- Diệt khổ Thánh đế đó là Niết Bàn là pháp nên chứng ngộ.

- Pháp hành dẫn đến diệt khổ Thánh đế đó là pháp hành bát chánh đạo là pháp nên tiến hành.

Mỗi Thánh đế có tam tuệ luân đó là trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành.

PHẬT NGÔN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT GOTAMA

- Này người thợ tham ái xây nhà thân!

Như Lai cố tìm mà chưa gặp,

Nên tử sinh luân hồi vô số kiếp,

Tái sinh mãi trong tam giới là khổ.

 

Này tham ái người thợ xây nhà thân!

Bây giờ Nhu Lai đã gặp ngươi rồi.

Tất cả sườn nhà, phiền não của người,

Như Lai đã hủy hoại sạch cả rồi.

Đỉnh nhà vô minh cũng bị tiêu diệt,

Nay người không còn xây nhà Như Lai,

Tâm Như Lai đã chứng ngộ Niết Bàn,

Diệt tận được tất cả mọi tham ái

Như Lai đã chứng đắc Arahan

 

Tứ Thánh-đế đó là khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp cốt lõi căn bản làm nền tảng trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Phật thuyết giảng rằng:

- “Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo …”

 - “Này chư tỳ-khưu! Đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự thanh-tịnh hoàn toàn trong sạch khỏi mọi phiền-não ô nhiễm trong tâm của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Phật Độc-Giác, chư Thánh Thanh-văn-giác; để diệt sự sầu não, khóc than; để diệt sự khổ tâm, thân; để chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả; để chứng ngộ Niết-bàn. Đạo duy nhất này là pháp-hành tứ-niệm-xứ.

- Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu hoặc hành-giả trong Phật-giáo này:

 1- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần thân niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sântâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

2- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

 3- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

 4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này,…”

Pháp niệm-xứ, đối-tượng tứ Thánh-đế

- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ khưu, hành-giả:

 1- Biết rõ đúng theo thật-tánh rằng: “Ngoại trừ tham-ái ra, các pháp tam-giới này đều là khổ-đế.”

2- Biết rõ đúng theo thật-tánh rằng: “Tham ái này là nhân sinh khổ-đế.”

 3- Biết rõ đúng theo thật-tánh rằng: “Niết bàn này là pháp diệt khổ-đế.”

4- Biết rõ đúng theo thật-tánh rằng: “Pháp hành bát-chánh-đạo này dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-đế.”

- Khai Triển Khổ Thánh-Đế

- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là khổThánh-đế?

Tái-sinh kiếp sau là khổ; già yếu cũng là khổ; chết cũng là khổ; sầu não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, khổ tâm cùng cực cũng đều là khổ; thường tiếp xúc với đối-tượng mình không muốn hoặc phải gần gũi với người mình không ưa thích cũng là khổ; phải xa lìa người thân yêu, những vật quý báu cũng là khổ; tham muốn điều nào mà không thể có được điều ấy cũng là khổ. Tóm lại, ngũ-uẩn là đối-tượng chấp thủ là khổ thật.

Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là sự tái sinh kiếp sau?

- Này chư tỳ-khưu! Sự sinh đầu tiên của các uẩn: thai-sinh, noãn-sinh vào trong lòng mẹ; thấp-sinh, hóa-sinh hiện hữu của ngũ-uẩn, tứuẩn, nhất-uẩn; sự có được mắt, tai, v.v… Các sự sinh nào hiện hữu trong các cõi-giới chúng-sinh ấy, của các loài chúng-sinh ấy. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là tái-sinh kiếp sau.

1.2- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là sự già?

- Này chư tỳ-khưu! Sự già, sự già cỗi, sự rụng răng, đầu tóc bạc, da nhăn, sinh-mạng suy yếu, mắt mờ, tai điếc. Các sự già nào hiện hữu trong các cõi-giới chúng-sinh ấy, của các loài chúngsinh ấy. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là già.

1.3- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là sự chết?

 - Này chư tỳ-khưu! Sự chuyển kiếp, trạng-thái chuyển kiếp, sự diệt mất, sự biến mất, sự chết, sự chết không còn gì nữa, sự tan rã ngũ-uẩn, sự vất bỏ tử thi, sự cắt đứt sinh-mạng. Các sự chết nào hiện hữu trong các cõi-giới chúng-sinh ấy, của các loài chúng-sinh ấy. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự chết.

1.4- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là sầu não?

- Này chư tỳ-khưu! Sự sầu não nóng nảy, trạng-thái sầu não nóng nảy, sự sầu não trong tâm, sự sầu não nóng nảy trong tâm của người gặp phải một sự thiệt hại (1) nào, hoặc phải chịu một sự khổ cực nà

- Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự sầu não.

 1.5- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là khóc than?

 - Này chư tỳ-khưu! Sự khóc than kể lể đến người đã chết hoặc đồ vật đã mất; sự khóc than kể lể ân nhân đã chết, báu vật kỷ niệm đã mất; cử chỉ khóc than thảm thiết; khóc than kể lể ân nghĩa gắn bó nhau nhưng bây giờ gặp phải một sự thiệt hại nào, hoặc phải chịu một sự khổ cực nào đó. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự khóc than.

 1.6- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là khổ thân? 

- Này chư tỳ-khưu! Sự khổ phát sinh từ thân, sự đau khổ phát sinh từ thân, sự khổ do thân tiếp xúc, sự đau khổ là vì thọ khổ. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự khổ thân.

1.7-Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là khổ tâm? 

- Này chư tỳ-khưu! Sự khổ phát sinh từ tâm, sự khó chịu phát sinh từ tâm, sự khổ do tâm tiếp xúc, sự khó chịu là vì thọ khổ. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự khổ tâm.

1.8- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là khổ tâm cùng cực? 

- Này chư tỳ-khưu! Sự khổ tâm cùng cực, sự phát sinh đau khổ cùng cực trong tâm, sự phát sinh khổ tâm cùng cực, sự phát sinh nỗi thống khổ tâm cùng cực của người gặp phải một sự thiệt hại nào, hoặc phải chịu một sự khổ tâm cùng cực nào. - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là sự khổ tâm cùng cực.

1.9- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là tiếp xúc với đối-tượng không vừa lòng, hoặc phải gần gũi với người mình không thích là khổ? 

Trong đời này, người nào tiếp xúc với các đốitượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không vừa lòng, không thích, không muốn; hoặc phải gần gũi với những người muốn sự bất lợi, muốn sự tai hại, muốn sự đau khổ, muốn sự tai họa. Người ấy tiếp xúc với đối-tượng không vừa lòng, … hoặc gặp gỡ, họp mặt, tụ hội, chung chạ với người xấu ấy.

- Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là tiếp xúc với đối-tượng không vừa lòng hoặc phải gần gũi với người mình không thích là khổ.

 1.10- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là tránh xa đối-tượng vừa lòng hoặc xa lìa người thân yêu là khổ?

Trong đời này, người nào phải tránh xa các đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đáng yêu, đáng thích, đáng vừa lòng; hoặc không được gần gũi với những người mong sự lợi ích, mong sự tiến hóa, mong sự an-lạc, mong sự an lành đó là mẹ, cha, anh trai, em trai, chị gái, em gái, bạn thân thiết, bạn đồng nghiệp, thân quyến. Người ấy không được tiếp xúc với đối-tượng tốt, hoặc không gặp gỡ, không họp mặt, không tụ hội, không chung chạ với người thân yêu ấy.

 - Này chư tỳ-khưu! Trạng-thái các pháp ấy gọi là phải tránh xa đối-tượng vừa lòng hoặc xa lìa người thân yêu là khổ.

1.12- Này chư tỳ-khưu! Tóm lại thế nào gọi là ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ thật?

Năm uẩn là đối-tượng chấp thủ đó là sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ.

27 - Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh các pháp ấy gọi là ngũ-uẩn chấp-thủ.

- Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh các pháp ấy gọi là khổ-Thánh-đế.

II- Khai Triển Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế

- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là nhân sinh khổ-Thánh-đế? Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là nhân dắt dẫn tái-sinh kiếp sau, đồng sinh với ái dục say đắm trong kiếp của mình, vô cùng say đắm trong đối-tượng. Tham-ái nhân sinh khổ đó là:

 * Kāmataṇhā: Tham-ái say đắm trong cõi dục-giới.

* Bhavataṇhā: Tham-ái say đắm trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

* Vibhavataṇhā: Tham-ái say đắm đồng sinh với đoạn-kiến.

- Này chư tỳ-khưu! Tham-ái ấy đang phát sinh, phát sinh trong đối-tượng nào? Đang dính mắc, dính mắc trong đối-tượng nào? Trong ngũ-uẩn chấp-thủ, đối-tượng nào có tính chất đáng yêu thích, đối-tượng nào có tính chất đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng; đang dính mắc,dính mắc trong đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

Đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ là thế nào?

2.1- Mắt (cakkhu (1)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong mắt đáng yêu thích, đáng vừa lòng; đang dính mắc, dính mắc trong mắt đáng yêu thích, đáng vừa lòng. - Tai là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Mũi là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Lưỡi là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Thân là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này

2.2- Các sắc (rūpā (2)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Các âm thanh là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Các mùi hương là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Các loại vị là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Các loại xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Các pháp là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong các pháp đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong các pháp đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.3- Nhãn-thức-tâm (cakkhuviññāṇa) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Nhĩ-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Tỷ-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thân-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Ý-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong ý-thức-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong ý-thức-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.4- Nhãn-xúc (cakkhusamphassa (1) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Nhĩ-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … -

 Tỷ-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thân-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Ý-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong ý-xúc đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong ýxúc đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.5- Nhãn-xúc sinh thọ (Cakkhusamphassajā vedanā (2)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Nhĩ-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Tỷ-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Thân-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Ý-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong ý-xúc sinh thọ đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong ý-xúc sinh thọ đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.6- Sắc tưởng (rūpasaññā (1)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … 

- Thanh tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Vị tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Xúc tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Pháp tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong pháp tưởng đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong pháp tưởng đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.\

2.7- Sắc tác-ý (Rūpasañcetanā (1)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thanh tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Hương tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Vị tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Pháp tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong pháp tác-ý đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong pháp tác-ý đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.8- Sắc tham-ái (rūpataṇhā (2)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Thanh tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Hương tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Vị tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Pháp tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong pháp tham-ái đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong pháp tham-ái đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

2.9- Sắc hướng-tâm (Rūpavitakka (1)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thanh hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Vị hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Pháp hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong pháp hướng-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong pháp hướng-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này

2.10- Sắc quan-sát (Rūpavicāra (1)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Thanh quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Hương quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Vị quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Pháp quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nên tham-ái này đang phát sinh, phát sinh trong pháp quan-sát đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang dính mắc, dính mắc trong pháp quan-sát đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

 - Này chư tỳ-khưu! Tham-ái phát sinh trong các đối-tượng này được trình bày gọi là nhân sinh khổ-Thánh-đế.

III- Khai Triển Diệt Khổ-Thánh-Đế

 - Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là diệt khổThánh-đế?

Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót, từ bỏ mọi tham-ái, xả bỏ mọi tham-ái, giải thoát khỏi mọi tham-ái, không còn luyến tiếc.

 - Này chư tỳ-khưu! Tham-ái ấy đang bị từ bỏ, từ bỏ trong đối-tượng nào? Đang diệt, diệt trong đối-tượng nào? Trong ngũ-uẩn chấp-thủ, đối-tượng nào có tính chất đáng yêu thích, đối-tượng nào có tính chất đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng; đang diệt, diệt trong đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng. Đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ là thế nào?

3.1- Mắt (Cakkhu (1)) là đối-tượng đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong mắt đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong mắt đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

- Tai là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Mũi là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Lưỡi là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thân là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.2- Các sắc (Rūpā (1)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Các âm thanh là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Các mùi hương là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Các loại vị là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Các loại xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Các pháp là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong các pháp đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong các pháp đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.3- Nhãn-thức-tâm (Cakkhuviññāṇa) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng ...

- Nhĩ-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Tỷ-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thân-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Ý-thức-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong ý-thức-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong ý-thức-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

 3.4-Nhãn-xúc (Cakkhusamphassa (1) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Nhĩ-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Tỷ-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Thân-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Ý-xúc là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bịtừ bỏ, bị từ bỏ trong ý-xúc đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong ý-xúc đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.5- Nhãn-xúc sinh thọ (Cakkhusamphassajā vedanā (1)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Nhĩ-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Tỷ-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thiệt-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thân-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Ý-xúc sinh thọ là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong ý-xúc sinh thọ đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong ýxúc sinh thọ đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.6- Sắc tưởng (Rūpasaññā (2)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Thanh tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Vị tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Xúc tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Pháp tưởng là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong pháp tưởng đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong pháp tưởng đáng yêu thích, đáng vừa lòng này. 3.7- Sắc tác-ý (Rūpasañcetanā (1)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thanh tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Vị tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … -

 Pháp tác-ý là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong pháp tác-ý đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong pháp tác-ý đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.8- Sắc tham-ái (Rūpataṇhā (1)) là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, … - Thanh tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Vị tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Xúc tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Pháp tham-ái là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong pháp tham-ái đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong pháp tham-ái đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.9- Sắc hướng-tâm (Rūpavitakka (2)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Thanh hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Hương hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Vị hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Pháp hướng-tâm là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong pháp hướng-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong pháp hướng-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

3.10- Sắc quan-sát (Rūpavicāra (1)) là đốitượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Thanh quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Hương quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Vị quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

- Xúc quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng, …

 - Pháp quan-sát là đối-tượng có tính chất đáng yêu thích, đáng vừa lòng nhưng tham-ái này đang bị từ bỏ, bị từ bỏ trong pháp quan-sát đáng yêu thích, đáng vừa lòng này; đang diệt, diệt trong pháp quan-sát đáng yêu thích, đáng vừa lòng này.

- Này chư tỳ-khưu! Niết-bàn diệt tham-ái đã được trình bày gọi là diệt khổ-Thánh-đế.

IV- Khai Triển Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt KhổThánh-Đế 

- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế? Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánhnghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánhniệm, chánh-định dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn.

4.1- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhkiến (Sammādiṭṭhi)? 

- Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu hành-giả có:

* Trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ ngũ-uẩn chấpthủ là khổ-Thánh-đế.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế. - Này chư tỳ-khưu! Trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế gọi là chánh-kiến. 4.2- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhtư-duy (Sammāsaṅkappa)?

* Tư-duy chân-chánh thoát ra khỏi ngũ-dục.

* Tư-duy chân-chánh không tự làm khổ mình, không làm khổ tất cả chúng-sinh.

 * Tư-duy chân-chánh không tự làm hại mình, không làm hại tất cả chúng-sinh. –

 Này chư tỳ-khưu! Ba pháp tư-duy này gọi là chánh-tư-duy.

4.3- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhngữ (Sammāvācā)?

 * Tránh xa sự nói-dối.

* Tránh xa sự nói lời chia rẽ.

 * Tránh xa sự nói lời thô tục.

* Tránh xa sự nói lời vô ích.

- Này chư tỳ-khưu! Tránh xa bốn loại ácnghiệp này gọi là chánh-ngữ.

4.4- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhnghiệp (Sammākammanta)?

* Tránh xa sự sát-sinh.

* Tránh xa sự trộm-cắp.

* Tránh xa sự tà-dâm.

 - Này chư tỳ-khưu! Tránh xa ba loại ácnghiệp này gọi là chánh-nghiệp.

 4.5- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhmạng (Sammā ājīva)?

- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ cách sống tà-mạngdo thân và khẩu hành ác-nghiệp, mà sống theo chánh-mạng do hành đại-thiện-nghiệp.

- Này chư tỳ-khưu! Nuôi mạng chân chánh gọi là chánh-mạng.

4.6- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhtinh-tấn (Sammāvāyāma)?

- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳkhưu hành-giả:

 * Để ác-pháp tội lỗi chưa sinh, không cho sinh, nên hành-giả phát sinh tâm muốn tinh-tấn, thường tinh-tấn, kiên trì tinh-tấn, tác động tâm tinh-tấn, cố gắng tinh-tấn.

* Để diệt ác-pháp tội lỗi đã sinh, nên hànhgiả phát sinh tâm muốn tinh-tấn, thường tinhtấn, kiên trì tinh-tấn, tác động tâm tinh-tấn, cố gắng tinh-tấn

. * Để thiện-pháp chưa sinh thì phát sinh, nên hành-giả phát sinh tâm muốn tinh-tấn, thường tinh-tấn, kiên trì tinh-tấn, tác động tâm tinh-tấn, cố gắng tinh-tấn.

 * Để thiện-pháp đã sinh rồi được tồn tại, không bị mất, được tăng lên, được phát triển, được tăng trưởng đầy đủ, nên hành-giả phát sinh tâm muốn tinh-tấn, thường tinh-tấn, kiên trì tinh-tấn, tác động tâm tinh-tấn, cố gắng tinh-tấn.

 - Này chư tỳ-khưu! Bốn pháp tinh-tấn này gọi là chánh-tinh-tấn.

4.7- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánh-niệm (Sammāsati)? 

- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳkhưu hành-giả: * Hành-giả có tâm tinh-tấn, có chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần thân niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ.

 * Hành-giả có tâm tinh-tấn, có chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thọ trong phần thọ niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ.

* Hành-giả có tâm tinh-tấn, có chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ biết rõ tâm trong phần tâm niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ.

* Hành-giả có tâm tinh-tấn, có chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ biết rõ pháp trong phần pháp niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ.

 - Này chư tỳ-khưu! Bốn pháp-hành tứ-niệmxứ này gọi là chánh-niệm.

 4.8- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánhđịnh (Sammāsamādhi)?

 - Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳkhưu hành-giả:

* Thực-hành pháp-hành thiền-định làm vắng lặng được ngũ-dục, ngăn được mọi ác-pháp, nên chế-ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa), hành-giả chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti (hỷ), sukha (lạc), ekaggatā (nhất-tâm).

* Chế-ngự được 2 chi-thiền là vitakka (hướng-tâm), vicāra (quan-sát), định tâm trong sáng, không có chi-thiền vitakka và vicāra, hành-giả chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiệntâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.

* Chế-ngự được 1 chi-thiền là pīti (hỷ), hànhgiả chứng đắc đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā.

* Chế-ngự được 1 chi-thiền là sukha (lạc), thay bằng chi-thiền upekkhā (thọ xả không khổ không lạc), hành-giả chứng đắc đệ-tứ-thiền sắcgiới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.

- Này chư tỳ-khưu! Bốn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này gọi là chánh-định.

 - Này chư tỳ-khưu! Bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này được trình bày gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

Quả báu của pháp-hành tứ-niệm-xứ

- Này chư tỳ-khưu! Số người nào là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ hành-giả thực-hành đối-tượng nào trong pháp-hành tứniệm-xứ này suốt bảy năm. Đối với tỳ-khưu, tỳkhưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy sẽ có hy vọng được một trong hai Thánh-quả-tâm là trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay trong kiếp hiệntại hoặc nếu còn sót lại pháp-chấp-thủ thì sẽ trở thành bậc Thánh Bất-lai.

- Này chư tỳ-khưu! Đừng nói đến bảy năm.

- Này chư tỳ-khưu! Số người nào là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ hành-giả thực-hành đối-tượng nào trong pháp-hành tứniệm-xứ này suốt sáu năm, … suốt năm năm, … suốt bốn năm, … suốt ba năm, … suốt hai năm, … suốt một năm, … - Này chư tỳ-khưu! Đừng nói đến một năm.

- Này chư tỳ-khưu! Số người nào là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ hành-giả thực-hành đối-tượng nào trong pháp-hành tứniệm-xứ này suốt bảy tháng. Đối với tỳ-khưu, tỳkhưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy sẽ có hy vọng được một trong hai Thánh-quả-tâm là trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay trong kiếp hiệntại hoặc nếu còn sót lại pháp-chấp-thủ thì sẽ trở thành bậc Thánh Bất-lai.

 - Này chư tỳ-khưu! Đừng nói đến bảy tháng. - Này chư tỳ-khưu! Số người nào là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ hành-giả thực-hành đối-tượng nào trong pháp-hành tứniệm-xứ này suốt sáu tháng, … suốt năm tháng, … suốt bốn tháng, … suốt ba tháng, … suốt hai tháng, … suốt một tháng, … suốt nửa tháng, … - Này chư tỳ-khưu! Đừng nói đến nửa tháng.

- Này chư tỳ-khưu! Số người nào là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ hành-giả thực-hành đối-tượng nào trong pháp-hành tứniệm-xứ này suốt bảy ngày. Đối với tỳ-khưu, tỳkhưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy sẽ có hy vọng được một trong hai Thánh-quả-tâm là trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay trong kiếp hiệntại, hoặc nếu còn sót lại pháp-chấp-thủ thì sẽ trở thành bậc Thánh Bất-lai.

Đoạn kết bài kinh Đại-niệm-xứ

 - Này chư tỳ-khưu! Đạo này là con đường duy nhất để dẫn đến sự thanh-tịnh hoàn toàn trong sạch khỏi mọi phiền-não ô-nhiễm trong tâm của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, chư Phật ĐộcGiác, chư Thánh thanh-văn-giác; để diệt sự sầu não, khóc than; để diệt sự khổ tâm, khổ thân; để chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả; để chứng ngộ Niết-bàn.

Đạo duy nhất này đó là pháp-hành tứ-niệm-xứ. Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Đại-niệm-xứ xong, chư tỳ-khưu vô cùng hoan-hỷ lời giáo huấn của Đức-Phật. Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Đại-niệm-xứ, tâm của khoảng 30 ngàn vị tỳ-khưu không còn chấp thủ ta và của ta, diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Niết-bàn có 2 loại:

- Sa upādisesanibbāna: Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót, nhưng mà ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới

. - Anupādisesanibbāna: Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái trong đốitượng đáng yêu thích (piyarūpa), đáng vừa lòng (sātarūpa) như sau:

- 6 môn: Nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệtmôn, thân-môn, ý-môn đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

- 6 đối-tượng: Đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

 – 6 thức: Nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷthức-tâm, thiệt-thức-tâm, thân-thức-tâm, ý-thứctâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

 - 6 xúc: Nhãn-xúc, nhĩ-xúc, tỷ-xúc, thiệt-xúc, thân-xúc, ý-xúc đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

- 6 xúc sinh thọ: Nhãn-xúc sinh thọ, nhĩ-xúc sinh thọ, tỷ-xúc sinh thọ, thiệt-xúc sinh thọ, thân-xúc sinh thọ, ý-xúc sinh thọ đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

- 6 tưởng: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

- 6 tác-ý: Sắc tác-ý, thanh tác-ý, hương tác-ý, vị tác-ý, xúc tác-ý, pháp tác-ý đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

 - 6 ái: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

 - 6 hướng-tâm: Sắc hướng-tâm, thanh hướng-tâm, hương hướng-tâm, vị hướng-tâm, xúc hướng-tâm, pháp hướng-tâm đáng yêu thích, đáng vừa lòng.

- 6 quan-sát: Sắc quan-sát, thanh quan-sát, hương quan-sát, vị quan-sát, xúc quan-sát, pháp quan-sát đáng yêu thích, đáng vừa lòng. Như vậy, Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót trong 60 đối-tượng đáng yêu thích (piyarūpa), đáng vừa lòng (sātarūpa) gọi là diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.

Tứ Thánh-Đế Trong Phật-Giáo

 Tứ Thánh-đế (Ariyasacca) có tầm quan trọng trong Phật-giáo, những hành-giả thực-hành pháphành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi mới chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

1- Để trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, hànhgiả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) phàm-nhân nào đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháphạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ từ vô số kiếp quá-khứ. Kiếp hiệntại phàm-nhân ấy là người có giới-hạnh của mình trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại tham-ái là bhavataṇhā trong 4 tham-tâm hợp với thườngkiến và vibhavataṇhā trong 4 tham-tâm hợp với đoạn-kiến không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).

Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quảtâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người Thánh Nhập-lưu, hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam Thánh Nhập-lưu, hoặc vị thiên-nữ Thánh Nhập-lưu trên cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn bậc Thánh Nhập-lưu ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luânhồi trong tam-giới.

2- Để trở thành bậc Thánh Nhất-lai, hành-giả là bậc Thánh Nhập-lưu nào đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, địnhpháp-chủ, tuệ-pháp-chủ từ vô số kiếp quá-khứ, có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Nhập-lưu. Hành-giả Nhập-lưu ấy tiếp tục thực-hành pháphành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhấtlai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại thamái là kāmataṇhā loại thô cõi dục-giới trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī). 

Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, chỉ có đạithiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phậnsự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người Thánh Nhất-lai, hoặc hóa-sinh làm vị thiênnam Thánh Nhất-lai, hoặc vị thiên-nữ Thánh Nhất-lai trên cõi thiện dục-giới nhiều nhất 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, chắc chắn bậc Thánh Nhất-lai ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-rahán cao thượng, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

3- Để trở thành bậc Thánh Bất-lai, hành-giả là bậc Thánh Nhất-lai nào đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tínpháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ từ vô số kiếp quá-khứ, có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Nhất-lai. Hành-giả Nhất-lai ấy tiếp tục thực-hành pháphành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại thamái là kāmataṇhā loại vi-tế cõi dục-giới trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).

Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự táisinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên Thánh Bất-lai trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên Bất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

4- Để trở thành bậc Thánh A-ra-hán, hànhgiả là bậc Thánh Bất-lai nào đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ,định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ từ vô số kiếp quákhứ, có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Bất-lai. Hành-giả Bất-lai ấy tiếp tục thực-hành pháphành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, Ara-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại tham-ái là bhavataṇhā trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót, trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắcgiới thiện-tâm, cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vôsắc-giới phạm-thiên, trở thành bậc Thánh A-rahán (Arahanta). Bậc Thánh A-ra-hán cao thượng đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành tứniệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ giai đoạn ban đầu có các đối-tượng thân hoặc thọ hoặc tâm hoặc pháp hoặc sắc-pháp hoặc danh-pháp khác nhau, đến giai đoạn cuối chắc chắn đều dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mới chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

* 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (Pāramī) 

- Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác dám hy sinh những gì thuộc về bên ngoài thân thể của mình

như của cải, tài sản, ngôi báu, thậm chí vợ con yêu quý, … để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ ấy.

 * 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (Upapāramī) - Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác dám hy sinh những gì thuộc về bên trong thân thể của mình như đôi mắt, quả thận, … để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung ấy. 

* 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (Paramatthapāramī) - Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác dám hy sinh sinh-mạng của mình, để thành tựu pháphạnh ba-la-mật bậc thượng ấy.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có 3 hạng:

 - Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêuviệt (Sammāsambuddha paññādhika) nghĩa là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ nhiều năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn.

 - Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt (Sammāsambuddha saddhādhika) nghĩa là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin nhiều năng lực hơn trí-tuệ và tinh-tấn.

- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt (Sammāsambuddha vīriyādhika) nghĩa là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn nhiều năng lực hơn trí-tuệ và đức-tin. Ba hạng Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, mỗi hạng thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật có thời gian khác nhau như sau:

1000