Toàn bộ Phạm Hạnh này là thiện bạn hữu.

 
Vào một thời Đại Đức Ananda đã quán chiếu làm thế nào một người có thể thành tựu đời sống một thánh nhân. Ngài cho rằng việc thành tựu một đời sống Phạm Hạnh của Thánh nhân, phân nửa là nhờ vào thiện bằng hữu và phân nửa nhờ vào nỗ lực cá nhân.
 
Đại Đức đã đến gặp Đức Phật, Đức Phật đã điều chỉnh lại như sau, " Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bằng hữu, thiện đồng môn, và thiện đồng hành.
 

Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bằng hữu, thiện đồng môn, và thiện đồng hành.

 

 
Với Tỳ khưu, thiện bằng hữu, thiện đồng môn, và thiện đồng hành, này Ananda được chờ đợi Thánh Đạo Tám ngành được tu tập, Thánh Đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.
 
THIỆN BẰNG HỮU THÙ THẮNG
 
Đức Phật giải thích cho Ngài Annanda rằng: " Cũng theo cách này có thể hiểu rằng, này Ananda một đời sống Thánh nhân được gọi là thiện bằng hữu, thiện đồng môn, thiện đồng hành. Này Ananda nó có nghĩa Ta là một thiện bằng hữu, nó còn đồng nghĩa với sự giải thoát khỏi sanh, thoát khỏi lão, thoát khỏi tử, thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não, thất vọng. Bằng cách này