15 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Triệu Follower - Vũ Diệu Thúy

239,000₫

Mô tả

15 bước xây dựng thương hiệu cá nhân triệu follower được xuất bản lần đầu vào ngày 9/1/2021 và được bán hết chỉ sau một ngày phát hành chính thức. Sách gồm 15 phần chính tương đương với với 15 bước xây dựng thương hiệu cá nhân: Định vị; Tìm ra sứ mệnh; Lập kế hoạch; Xây dựng hình ảnh và nội dung; Sử dụng hình ảnh và ngôn từ nhất quán; Giao tiếp với khách hàng; Xây dựng mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng; Nhận được sự tiến cử; Chuyên nghiệp và gia tăng giá trị; Phát triển đội ngũ hỗ trợ và tìm cố vấn; Lan toả thương hiệu đa kênh; Xây dựng cộng đồng; Rèn luyện kỹ năng sân khấu; Làm quen với truyền thông; Luôn là chính mình. Ngoài ra, cuốn sách có một phần phụ lục hấp dẫn là Thương hiệu cá nhân giúp các doanh nhân thành công như thế nào? với sự góp mặt của những nhân vật uy tín tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.

 

4.1 Xây dựng hình tượng

Muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công thì bạn phải biết cách xây dựng”Hình tượng”.

Còn hình tượng gì thì nó còn tùy vào đặc thù nghề nghiệp và mục đích của bạn trong công việc.Bạn phải học cách thiết kế hình tượng cá nhân và hình tượng công ty của bạn một cách nhất quán.

Xưa kia, theo Khổng Tử, người Phương Đông chúng ta đã có quan niệm hình tượng đẹp của người phụ nữ là đi theo chuẩn mực:Công-dung-ngôn-hạnh.

Công:Công lao, công việc, là tài năng của người phụ nữ trong việc gia đình và xã hội.

Dung:Dung nhan, là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bề ngoài kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn.Quan niệm về cái đẹp ở mỗi thời đại có sự khác nhau, nhưng chung quy vẫn luôn đề cao và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. với người phụ  nữ, ngoài việc sở hữu trí tuệ, họ còn cần biết thuyết phục người khác bằng cách  nói năng lịch thiệp, ứng xử thông minh, khéo léo trong mọi tình huống.

Hạnh:Sự  nết na, hạnh kiểm, đạo đức, long nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong…Đây cũng là phẩm chất đáng quý nhất trong”tứ đức”.Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ:Vợ-chồng, con cái-cha mẹ….

“Tứ đức” ngày xưa chính là thước đo để đánh giá hình ảnh người phụ nữ.Đến ngày nay thì đó vẫn luôn là”khuôn vàng thước ngọc”, là chuẩn mực để người phụ nữ Á Đông hướng tới rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, thời nay,nữ giới còn bổ sung những phẩm chất mới mẻ để phù hợp với hình ảnh người phụ nữ hiện đại.

Nói vậy để thấy việc xây dựng hình tượng đã có từ bao đời nay chứ không phải đến giờ mới xuất hiện. Có chăng là nó đã có sự biến chuyển theo dòng chảy thời gian cho hợp với xu hướng thời đại.

Hay người phương Tây có câu:”Bạn có thể giả vờ là người như thế, cho đến khi bạn thật sự trở thành người nhu thế”.Bởi khi ngoại hình của bạn tiệm cận với hình ảnh bạn mơ ước, thì tư tưởng và hành động của bạn cũng sẽ tự nhiên phát triển theo khuynh hướng ấy..

Những người theo đuổi sự thành công nhưng giữ lối tư duy bảo thủ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, chỉ chăm chút cho việc bồi dưỡng năng lực, kiến thức mà xem nhẹ vẻ bề ngoài thì sẽ làm ảnh hưởng và chậm tiến độ của chính mình trên nấc thang tiến tới thành công.

Hãy thử nghĩ xem bạn sẽ có cảm nhận gì khi diện kiến một vị lãnh đạo hay doanh nhân tầm cỡ với diện mạo xuề xòa, tóc tai lộn xộn, ăn mặc không có gu, thần thái thiếu tự tin, ngôn ngữ cơ thể bảo thủ và giọng nói khó nghe, ánh mắt không có thần….

Cử chỉ, hành động của những nhà lãnh đạo thành công đều phải thể hiện được vị thế của người đứng đầu.Điều đó thể hiện qua:

-Phong thái tự tin.

- Giọng nói lôi cuốn.

-Ánh mắt bình thản khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác.

-Ăn mặc trang nhã.

-Nụ cười thân thiện.

-Thái độ cởi mở.

-Tư thế bắt tay chuẩn mực.

-Tư thế ngồi.

-Cách thức thể hiện khi đàm phán giao tiếp.

Muốn thành công, bạn hãy quan sát, tư duy, hành động và ăn vận như một người thành công.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện xây dựng thương hiệu cá nhân của một nhân vật rất nổi tiếng mà tôi có cơ hội cùng đứng trên sân khấu:TS Lê Thẩm Dương.Vào năm 2012, TS Lê Thẩm Dương gây tranh cãi với một video clip được tung lên mạng, bị nhiều cư dân mạng quy kết là”tiến sĩ văng tục” và bị nhiều đồng nghiệp tẩy chay.

Sau đó TS Lê Thẩm Dương được một đội gồm nhiều chuyên gia marketing và truyền thông giỏi ủng hộ, góp phần giúp ông nổi tiếng hơn với hình tượng”người truyền cảm hứng”.Đầu tiên, ông được nhiều người biết đến trên mạng với những trang fanpage hàng triệu follower, đăng rất nhiều những tin bài về giáo dục, nhân văn, truyền cảm hứng sống tích cực đến bạn đọc. Tiếp đến, ông là diễn giả chính của chuỗi các chương trình Chào tân sinh viên được một tờ báo chính thống của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trong 3 năm liên tiếp tại nhiều cụm trường đại học lớn có đông sinh viên.

Nội dung của chuỗi các chương trình này là truyền cảm hứng học tập, khởi nghiệp cho sinh viên. Sau đó, ông là tác giả của nhiều cuốn sách best-seller về kỹ năng sống, trong đó có một cuốn sách mang tên Người truyền cảm hứng.Cho đến thời điểm hiện tại, Ts Lê Thẩm Dương đã trở thành diễn giả hàng đầu Việt Nam, có thêm nhiều biệt danh như”tiến sĩ triệu view”, “thầy giáo quốc dân”,”chuyên gia kinh tế”…, nhưng hình tượng mà nhiều người nghĩ đến ông nhất vẫn là” người truyền cảm hứng”.Theo cá nhân tôi thì đây là một case study điển hình về xây dựng hình tượng cho đến thời điểm hiện tại.

Bình luận

Sản phẩm khác