36 Mưu Kế Và Thuật Xử Thế - Nhiều Tác Giả

188,000₫

Mô tả

Lịch sử văn minh 5.000 năm Hoa Hạ đã lưu giữ lại cho kho tàng tri thức nhân loại những tài sản cực kỳ quý giá. “36 mưu kế và thuật xử thế” chính là bông hoa hiếm có trong kho tàng tri thức này. Cuốn sách hàm chứa nội dung thâm thúy, sâu sắc, được truyền từ đời này sang đời khác và dường như hiện nay tất cả mọi người từ già trẻ, lớn bé đều biết tới. “36 mưu kế và thuật xử thế” tạo thành một trường phái riêng trong rất nhiều tác phẩm về binh thư, là kinh điển trong kho tàng trí tuệ dân tộc Trung Hoa, cùng với “Binh pháp Tôn Tử” được xem là “hai cánh tay” trong lịch sử quân sự thế giới. Trong sách cổ có ca ngợi rằng: “Dụng binh như Tôn Tử, mưu lược như ba mươi sáu kế”.

Ngược dòng lịch sử, thuyết "36 mưu kế và thuật xử thế” xuất hiện vào năm nào, trong tác phẩm nào vẫn còn là vấn đề tồn nghi. Có thể là từ viên tướng nước Tổng thời Nam Triều là Đàn Đạo Tế (?-436), “Nam | Tề thư - Vương Kính Tắc truyện” có viết: “Trong ba mươi sáu kế của

Đàn Công, tẩu vị thượng sách, cha con ông nên chạy đi thôi”, có nghĩa là thế cục thất bại đã định rồi, không thể cứu vãn nổi, duy nhất chỉ có rút lui mới là thượng sách. Người đời sau tiếp tục vận dụng cách nói này, trong “Lãnh trai dạ thoại” của Huệ Hồng nhà Tống có viết: “Tam thập lục kế, tẩu vị thượng kế” (Trong 36 kế thì cao chạy xa bay là thượng sách). Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh đã có rất nhiều người sử dụng cách nói này. Thế là, đã có người sưu tầm lại thành sách và biên soạn thành “36 mưu kế và thuật xử thế”, tuy nhiên, tác giả của nó là ai và được viết vào lúc nào thì vẫn chưa có lời giải đáp.

 

Bình luận

Sản phẩm khác