Họa tiết "chăn con công" được rất nhiều người nước ngoài và nhiều người Việt yêu thích, săn lùng.
@Hôm 21/1, lần đầu tiên sau nhiều năm, CEO hãng chip Nvidia (Mỹ) Jensen Huang đến Bắc Kinh, Trung Quốc để dự tiệc năm mới cùng các nhân viên tại đây. Ông mặc mẫu áo không tay in họa tiết Khổng Tước Mẫu Đơn - một trong những họa tiết nổi tiếng của nước này (người Việt gọi là "chăn con công").
@Theo Paper, nhiều bức ảnh và video biểu diễn của ông được lan truyền nhiều trên mạng xã hội. Nhiều khán giả nhận xét Jensen Huang đã thoát khỏi chiếc áo khoác đen quen thuộc trong phút chốc, tạo ấn tượng mới mẻ trên sân khấu với áo hoa sặc sỡ.
@Theo Chinadaily, áo của tỷ phú Jensen Huang gây chú ý bởi mang một trong những họa tiết nổi tiếng đang được nhiều người khắp nơi yêu thích.
@Họa tiết có nguồn gốc từ Thượng Hải - nơi được mệnh danh "Kinh đô thời trang" của Trung Quốc - ở thập niên 1950. Đến những năm 1970, Cục quản lý dệt may Hoa Đông Thượng Hải, nơi có đội ngũ thiết kế hùng hậu nhất, bắt đầu kêu gọi các nhà thiết kế thay đổi tư duy, căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt của người dân, về nông thôn tìm hiểu để thiết kế ra mẫu hoa văn được quần chúng ưa thích nhất. Đây được cho quốc sách nhằm thay đổi những bộ trang phục tối màu, đơn điệu của người dân cả nước trước thời kỳ cải cách.
@Sau thời gian nghiên cứu thực địa và tìm hiểu thị trường, phòng thiết kế thống kê các họa tiết hot nhất thời bấy giờ gồm: Bách Điểu Triều Phụng, Nông Gia Lạc, Mẫu Đơn, Uyên Ương Hí Thủy, Khổng Tước Mẫu Đơn, Mẫu Đơn Phượng Hoàng. Trong đó, Mẫu Đơn Phượng Hoàng do Trần Khắc Bạch thiết kế là mẫu kinh điển nhất.
@Theo Chinadaily, các họa tiết mang màu sắc lòe loẹt như vậy là do những hạn chế của công nghệ nhuộm và in lúc bấy giờ. Thời đó, nhà máy in và nhuộm tiên tiến nhất ở Thượng Hải đã sử dụng cách nhuộm thủ công bắt đầu từ vải màu xám, sau đó dùng các phản ứng hóa học để tạo ra các màu nhuộm khác nhau. Công nghệ này chỉ có thể đạt được bốn hoặc năm màu, do đó các họa tiết thời này thường có nền màu đỏ, lục, lam, vàng.
@Nhiều thập niên qua đi, chỉ còn vùng nông thôn Đông Bắc còn chuộng mẫu hoa văn này đến tận ngày nay, do đó mọi người quen gọi họa tiết này là "Mẫu hoa to Đông Bắc". Các hộ gia đình nơi này thường sử dụng chúng trên áo khoác chần bông, chăn bông. Vì vậy, người Việt gọi chúng là "họa tiết chăn con công".
@Khoảng 15 năm qua, họa tiết này nổi lên trong làng mốt Trung Quốc do ảnh hưởng từ loạt phim truyền hình Lưu Lão Căn kể về cuộc sống ở vùng Đông Bắc, cùng loại hình nghệ thuật truyền thống Nhị Nhân Chuyển của Trung Quốc.
@Họa tiết này du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ bao cấp, song khoảng 5 năm trở lại đây mới được các cửa hàng địa phương phát triển mạnh trên áo dài, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Năm nay, chúng gây sốt khi được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong các buổi chụp hình đón Tết hoặc đi dạo ở Hồ Gươm. Ngoài áo dài, hoa văn còn được thể hiện trên khăn, vấn, giày dép.
@Bên cạnh những đám cưới trẻ trung, theo xu hướng hiện đại thì cũng có nhiều uyên ương muốn đem không khí hoài cổ, xưa cũ vào hôn lễ của mình. Điều này được thể hiện trong phong cách trang trí không gian tiệc cưới, kịch bản tổ chức và không thể thiếu được trang phục truyền thống của cô dâu, chú rể.
@Sử dụng vải có họa tiết "chăn con công" để may áo dài cưới tuy không phải là xu hướng hoàn toàn mới nhưng thời gian gần đây bỗng trở thành mốt thời trang được nhiều cô dâu để ý. Những bông hoa mẫu đơn in trên áo vừa bắt mắt, giúp cô dâu nổi bật vừa mang ý nghĩa về sự bền vững, phù hợp với mong ước của uyên ương. Khi chọn mẫu áo này cho ngày cưới, cô dâu cần lưu ý về cách trang điểm, làm tóc để nổi bật được gu thời trang độc đáo, trang trọng.
Mô tả
@Họa tiết 'CHĂN CON CÔNG' gây sốt TẾT 2024
Họa tiết "chăn con công" được rất nhiều người nước ngoài và nhiều người Việt yêu thích, săn lùng.
@Hôm 21/1, lần đầu tiên sau nhiều năm, CEO hãng chip Nvidia (Mỹ) Jensen Huang đến Bắc Kinh, Trung Quốc để dự tiệc năm mới cùng các nhân viên tại đây. Ông mặc mẫu áo không tay in họa tiết Khổng Tước Mẫu Đơn - một trong những họa tiết nổi tiếng của nước này (người Việt gọi là "chăn con công").
@Theo Paper, nhiều bức ảnh và video biểu diễn của ông được lan truyền nhiều trên mạng xã hội. Nhiều khán giả nhận xét Jensen Huang đã thoát khỏi chiếc áo khoác đen quen thuộc trong phút chốc, tạo ấn tượng mới mẻ trên sân khấu với áo hoa sặc sỡ.
@Theo Chinadaily, áo của tỷ phú Jensen Huang gây chú ý bởi mang một trong những họa tiết nổi tiếng đang được nhiều người khắp nơi yêu thích.
@Họa tiết có nguồn gốc từ Thượng Hải - nơi được mệnh danh "Kinh đô thời trang" của Trung Quốc - ở thập niên 1950. Đến những năm 1970, Cục quản lý dệt may Hoa Đông Thượng Hải, nơi có đội ngũ thiết kế hùng hậu nhất, bắt đầu kêu gọi các nhà thiết kế thay đổi tư duy, căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt của người dân, về nông thôn tìm hiểu để thiết kế ra mẫu hoa văn được quần chúng ưa thích nhất. Đây được cho quốc sách nhằm thay đổi những bộ trang phục tối màu, đơn điệu của người dân cả nước trước thời kỳ cải cách.
@Sau thời gian nghiên cứu thực địa và tìm hiểu thị trường, phòng thiết kế thống kê các họa tiết hot nhất thời bấy giờ gồm: Bách Điểu Triều Phụng, Nông Gia Lạc, Mẫu Đơn, Uyên Ương Hí Thủy, Khổng Tước Mẫu Đơn, Mẫu Đơn Phượng Hoàng. Trong đó, Mẫu Đơn Phượng Hoàng do Trần Khắc Bạch thiết kế là mẫu kinh điển nhất.
@Theo Chinadaily, các họa tiết mang màu sắc lòe loẹt như vậy là do những hạn chế của công nghệ nhuộm và in lúc bấy giờ. Thời đó, nhà máy in và nhuộm tiên tiến nhất ở Thượng Hải đã sử dụng cách nhuộm thủ công bắt đầu từ vải màu xám, sau đó dùng các phản ứng hóa học để tạo ra các màu nhuộm khác nhau. Công nghệ này chỉ có thể đạt được bốn hoặc năm màu, do đó các họa tiết thời này thường có nền màu đỏ, lục, lam, vàng.
@Nhiều thập niên qua đi, chỉ còn vùng nông thôn Đông Bắc còn chuộng mẫu hoa văn này đến tận ngày nay, do đó mọi người quen gọi họa tiết này là "Mẫu hoa to Đông Bắc". Các hộ gia đình nơi này thường sử dụng chúng trên áo khoác chần bông, chăn bông. Vì vậy, người Việt gọi chúng là "họa tiết chăn con công".
@Khoảng 15 năm qua, họa tiết này nổi lên trong làng mốt Trung Quốc do ảnh hưởng từ loạt phim truyền hình Lưu Lão Căn kể về cuộc sống ở vùng Đông Bắc, cùng loại hình nghệ thuật truyền thống Nhị Nhân Chuyển của Trung Quốc.
@Họa tiết này du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ bao cấp, song khoảng 5 năm trở lại đây mới được các cửa hàng địa phương phát triển mạnh trên áo dài, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Năm nay, chúng gây sốt khi được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong các buổi chụp hình đón Tết hoặc đi dạo ở Hồ Gươm. Ngoài áo dài, hoa văn còn được thể hiện trên khăn, vấn, giày dép.
@Bên cạnh những đám cưới trẻ trung, theo xu hướng hiện đại thì cũng có nhiều uyên ương muốn đem không khí hoài cổ, xưa cũ vào hôn lễ của mình. Điều này được thể hiện trong phong cách trang trí không gian tiệc cưới, kịch bản tổ chức và không thể thiếu được trang phục truyền thống của cô dâu, chú rể.
@Sử dụng vải có họa tiết "chăn con công" để may áo dài cưới tuy không phải là xu hướng hoàn toàn mới nhưng thời gian gần đây bỗng trở thành mốt thời trang được nhiều cô dâu để ý. Những bông hoa mẫu đơn in trên áo vừa bắt mắt, giúp cô dâu nổi bật vừa mang ý nghĩa về sự bền vững, phù hợp với mong ước của uyên ương. Khi chọn mẫu áo này cho ngày cưới, cô dâu cần lưu ý về cách trang điểm, làm tóc để nổi bật được gu thời trang độc đáo, trang trọng.
Nguồn: sưu Tầm
Bình luận