Chùa Trấn Quốc Cảnh Đẹp Hồ Tây - Kim Cương Tử- NXB Lao Động

99,000₫

Mô tả

Cuối đường Cổ Ngư, nằm trên bán đảo phía Đông Hồ Tây (Yên Phụ, Tây Hồ) là ngôi chùa có lịch sử 1500 năm - chùa Trấn Quốc. Ngôi chùa Trấn Quốc được coi là chùa có lịch sử lâu đời nhất của Thăng Long - Hà Nội và cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Chùa Trấn Quốc được xây từ thời vua Lý Nam Đế (544 – 548) ở bãi bên sông Hồng thuộc phường Yên Hoa (nay là Yên Phụ) với tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Nhà sư Ngô Chân Lưu Khuông Việt (933 – 1011), vị Quốc sư của triều vua Lê Đại Hành đã có một quãng thời gian tu hành ở đây. Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là chùa An Quốc. Năm 1615, bãi sông Hồng bị lở nên dân đã dời chùa về đảo Kim Ngư (đảo Cá Vàng) chính xưa là nền cũ của cung Thúy Hoa nhà Lý và điện Hàm Nguyên thời Trần. Cuối thể kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông mới có tên là chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm giữa bốn bề mặt nước mênh mông của Hồ Tây, chỉ có một con đường lát gạch đo au với hai cây bàng cành lá sum suê nối từ đường thanh niên vươn ra bãi kim ngư để vào chùa Trấn Quốc(hình cá vàng đang bơi ra hồ, đuôi cá là đường rẽ vào, đầu cá là ngôi chùa), diện tích toàn bãi rộng 3.000 mét vuông.
Ngôi chùa thuộc loại chùa thờ Phật cổ nhất thủ đô , chùa thuộc quận Ba Đình.Người Hà Nội coi Trấn Quốc là danh thắng cổ tự của thủ đô, được xếp hạng bảo tồn di tích văn hóa loại quốc gia từ lâu năm 1962:Chùa được khai sáng từ giữa thế kỷ VI, thời Tiền Lý Nam Đế, tức Lý Bôn, xây dựng khoảng năm 541-548.Ban đầu, chùa ở bãi sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa cho biết, chùa này lúc sơ khai do vị Lý Phật tử khi chưa làm vua Hậu Lý Nam Đế đứng hưng công dựng chùa, trong những năm vua Tiền Lý Nam Đế khởi nghiệp và ở ngôi.Lúc đầu lấy hiệu chùa là khai Quốc.
Đến đời Lê Kính Tông, năm 1615, bãi sông Hồng bị lở, nhân dân dời chùa vào bãi đảo Kim ngư là chỗ ngày nay.Bãi đảo Kim ngư trước kia bốn bề là nước Hồ Tây, chưa có con đường ra vào như bây giờ và đó là Cung Thúy Hoa của nhà Lý và điện Hàm Nguyên của nhà Trần.
Năm 1639, Chúa Trịnh biến đảo Kim ngư thành hành cung riêng của nhà Chúa để vui chơi, giải trí nên đã cho sửa chữa lại chùa.
Chúa Trịnh cho xây Tam quan, hành lang hai bên, trồng sen chung quanh đảo...Nơi thờ tự bỗng trở thành chốn hành lạc của nhà Chúa.Sự lạm dụng ngang ngược đó ở nơi cửa Phật thiêng liêng này kéo dài cho mãi tới khi quân Tây Sơn ra Bắc mới thôi(1788).Khi đó, nhà Lê được dịp trả thù họ Trịnh cho lửa đốt cháy tất cả nhà cửa trên đảo.Hàng ngàn người ra ngăn giữ việc nhà Lê đốt phá để nơi đây cho dân thờ Phật tiếp tục. Do vậy, nhà Lê ngừng thiêu tất cả mà chỉ phá đi những căn phòng là nơi cung nữ và bọn hoạn quan từng ăn ở....Sau đó, chùa Trấn Quốc lại được nhân dân tu bổ, sớm tối đèn nhang.Chốn cửa thiền lại trở lại thanh tịnh phong quang.
Trấn Quốc là nơi chốn tổ phái. Thuyền Tào Động là một pháp phái cao siêu to lớn của đạo Phật lưu truyền ở Việt Nam do vị Tinh Trí Giác Thiền sư thời Hậu Lê truyền đến.Những vị cao tăng và danh nhân nổi tiếng như Đức Vân Phong pháp sư, Khuông Việt thái sư, Ngô Chấn Lưu, Thảo Đường, Thông Biên, Viên Học, Tĩnh Không, các bậc thiền sư Tu Ma, Đạo Quan, Trí Tâm, Trân Thực, Viên Quang, Hiển Hiện... đã từng thụ giáo và trụ trì ở đây.Nhà nho Trần Tú Uyên là một nhân vật danh tiếng, có di tích ở đạo quán Bích Câu cũng thụ nghiệp ở chùa này.
Năm 580 có vị cao tăng Ấn Độ đi du hóa qua nước ta, pháp danh là Ti Ni Đa Lưu Chi, cũng dừng chân ở chùa Trấn Quốc một thời gian sau mới đến chùa Pháp Vân trụ trì.Như vậy chùa Trấn Quốc trước sau có bốn phái Thiền.
Thời nhà Lý, Phật giáo là quốc đạo, các vị vua đều sùng Phật.Bà Y Lan thái hậu thân mẫu vua Nhân Tôn thường lui tới cảnh chùa hoặc thỉnh chư tăng để hỏi đạo hay đàm đạo.
Theo tài liệu của Vụ Bảo tàng: ngày rằm tháng hai năm Hội Phong thứ 5(1096), bà Y Lan mở tiệc cỗ chay rất lớn tại chùa, thết đãi các sư và hỏi nguyên lai đạo Phật truyền đến Việt Nam ta.
Ngay thời gia đương nhiếp chính, bà Ỷ Lan cũng luôn luôn thể hiện tinh thần rất ngưỡng mộ, tin tưởng nơi cửa Thiền và thành khẩn với Phật pháp.
Nhân dân thường truyền ngôn rằng:Vua Lý Huệ Tôn sau khi thái vị, nhường ngôi cho con rồi đến tu ở chùa này.
Năm Vĩnh Hộ thứ 6(1624-Lê Thần Tôn) và năm Dương Hòa thứ 5(1639), chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng phát tâm sửa chữa lại tòa Tam Bảo, làm hai dãy hành lang và nhà tổ, xây dựng ngôi tam quan rất lộng lẫy, hiện còn lại đến ngày nay.
Cuối thế kỷ 18, chùa lại bị đổ nát, nhân dân và Phật tử lại phát tâm xây dựng lại chùa, đồng thời tạc tượng, đúc chuông. Việc sửa chữa lần này phải qua hai năm mới xong.
Năm 1934 lại một lần nữa trùng tu.Và mấy năm gần đây, Hòa Thượng Kim Cương Tử trụ trì, chùa được tu bổ khá đẹp, trở thành một thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc có lối kiến trúc khá độc đáo.Nhà bái đường ở phía trước rồi đến tòa Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang, thập điện và gác chuông.
Trong chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di sản quí, nhiều tượng đẹp, nổi bật là pho tượng Thích ca nhập Nát Bàn bằng gỗ thiếp vàng lộng lẫy một kiệt tác của nền nghệ thuật tạc tượng Việt Nam.Ở miền Bắc chỉ có hai ngôi chùa có pho tượng này là chùa Dâu và chùa Trấn Quốc.Chùa còn có nhiều bia cổ, có tấm bia đá làm từ năm Dương Hòa thứ 5(1639) do Trạng Nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn ghi lại lịch sử xây dựng chùa.
Đặc biệt có cây Bồ Đề lấy ở cây Bồ Đề mà chính đức Phật Thích ca mâu ni ngồi thiền thành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.Cây Bồ đề này do Tổng thống Ấn Độ Razendra Pra-sát trao tặng nhân dịp Tổng thống sang thăm nước ta năm 1959.  Năm 1987, Hòa thượng Kim Cương Tử đích thân dựng bia phụng khảo cây Bồ Đề với nội dung sau:
 

 

Bình luận

Sản phẩm khác