Hương Vị Của Giải Thoát - Ajahn Chah - NXB Văn Hóa Thông Tin

Hết hàng

Mô tả

Về cái tâm này...Thật ra, chẳng có gì để nói rằng nó sai lạc. Nó tịnh khiết tự bản chất. Tự thân nó vốn tĩnh lặng. Sở dĩ bây giờ nó không an tĩnh là vì đang chạy theo những trạng thái yêu, ghét, thương, giận. Chân tâm hoàn toàn chẳng liên quan gì đến vui buồn hay ghét giận, nó chỉ đơn giản là một sắc thái của tự nhiên. Nó trở nên bình an hay kích động là do các tính khí. Tâm không được rèn luyện thì ngu si, dại khờ. Những ấn tượng cảm giá đến và phỉnh phờ, khiến nó cho đó là hạnh phúc, khổ đau, vui vẻ và sầu muộn, nhưng thực tính của tâm chẳng thuộc những thứ này. Vui hay buồn chẳng phải là tâm, mà chỉ là một tính khí lừa gạt chúng ta. Cái tâm non yếu sẽ bị lạc đường và chạy theo những thứ đó, nó quên mất chính mình. Rồi chúng ta nghĩ đó chính là chúng ta, đang dễ chịu, thoải mái, bối rối, đau khổ hay bất cứ điều gì khác.
 

 
 
Thật ra cái tâm này của chúng ta vốn bất động và an tĩnh, thật sự an tĩnh, giống như một chiếc lá, không có gió thổi thì không lay động. Nếu cơn gió đến, chiếc lá rung rinh. Sự xao động đó là cơn gió, sự " xao động" là dó những ấn tượng cảm giác; tâm đang chạy theo chúng. Nếu không chạy theo chúng, tâm không " xao động". Nếu chúng ta thấu hiểu tự tính của  các ấn tượng cảm giác, chúng ta sẽ không bị xao động.
 
Sự tu tập của chúng ta đơn giản để nhìn thấy cái tâm Uyên Nguyên. Do đó chúng ta phải rèn luyện tâm để biết những ấn tượng cảm giác này, và không để bị lạc lỗi. Để làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Đây chính là mục tiêu toàn bộ công cuộc tu tập mà chúng ta thực hành.

 

 TRUNG ĐẠO BÊN TRONG
..." Đức Phật truyền giảng Giới, Định và Tuệ làm con đường đi dến bình an, con đường đi đến giác ngộ. Nhưng thật ra những điều này chưa phải là  cốt tủy của Phật Giáo. Chúng chỉ là con đường...Cốt tủy của Phật giáo chính là sự thanh bình, an lạc, và sự thanh bình đó nảy sinh từ sự thấu hiểu về thật tính của vạn pháp.
 
Giáo Lý nhà Phật có liên quan đến việc hành thiện khứ ác. Khi cái ác đã được từ bỏ và cái thiện đã được lập, chúng ta phải buông bỏ cả thiện và ác. Chúng ta được nghe khá nhiều về thiện nghiệp và bất thiện nghiệp nên cũng hiểu được đôi điều về chúng, cho nên tôi rất muốn nói về Trung Đạo, tức con đường để thoát khỏi cả 2 điều này.
 
Tất cả giáo pháp và lời dậy của Đức Phật đều có mục tiêu duy nhất, chỉ ra con đường thoát khổ cho những người bị trầm luân. Các lời dậy đều nhắm vào mục đích mang đến cho chúng ta sự chánh tư duy ( hiểu biết đúng). Nếu không hiểu đúng, chúng ta không thể đạt đến sự an lạc.
 
Khi Chư Phật đạt được Chánh Đẳng giác và bắt đầu thí pháp, tất cả các vị đều nói rõ 2 cực đoan này, ái lạc ( đắm chìm trong dục lạc) và ái khổ  đắm chìm trong khổ đau. Cả hai con đường này đều là những con đường mê lầm. Chúng là những con đường khiến những ai chìm đắm trong khoái lạc ngũ quan đều phải xao động, bập bềnh, chẳng bao giờ đến được chốn bình an. Chúng là những con đường khiến người ta cứ xoay vẫn mãi trong sinh tử luân hồi.
 
Đấng Giác Ngộ ( Phật Thích Ca) đã quan sát thấy rằng tất cả chúng sinh đều bị vướng mắc trong hai cực đoan này, chẳng bao giờ nhìn thấy được Trung Đạo của Giáo Pháp, do đó ngài đã giảng rõ về chúng nhằm chỉ cho thấy cái hại của cả hai. Bởi chúng ta vẫn còn bị mắc kẹt, bởi chúng ta cũng còn bị ham muốn, cho nên, chúng ta mãi mãi chịu sự chi phối của chúng. Đức Phật dạy rằng cả 2 con đường này đều là những con đường độc hại, chúng không phải con đường của thiền giả, cũng không phải con đường dẫn đến sự an lạc, Đây là con đường sự chìm đắm trong dục lạc và đắm chìm trong khổ đau, hay nói một cách đơn giản, con đường của sự phóng dật ( uể oải, lười biếng) và con đường của sự căng thẳng. Nếu quý vị quan sát nó từ bên trong, trong từng khoảnh khắc, quý vị sẽ thấy con đường căng thẳng chính là con đường của sân hận, con đường của sầu đau. Đi trên con đường này sẽ chỉ có gian nan và đau khổ. Sự đắm mình trong dục lạc, quý vị thấy nó đồng nghĩa với hạnh phúc. Cả hai con đường này, hạnh phúc và khổ đau, đều không phải là những trạng thái của an l ạc. Đức Phật đã dạy cách buông bỏ chúng. Đây là chánh pháp, Đây Là trung dạo.
 
"Trung Đạo" không phải là nói về thân và khẩu mà nói về ý. Khi một cảm xúc mà chúng ta không thích dấy sinh, nó ảnh hưởng đến tâm và có sự bối rối. Khi tâm bị loạn, khi nó bị xao động, đây không phải là chánh đạo.Khi một cảm xúc mà chúng ta ưa thích dấy sinh, tâm đắm chìm trong hoan hỉ, đó cũng không phải chánh đạo.
 
Chúng ta ai cũng đều không muốn khổ đau, chúng ta đều muốn hạnh phúc. Nhưng thật ra, hạnh phúc là một hình thức tinh tế của khổ đau. Còn bản thân sự khổ thì thuộc trạng thái thô lậu. Quý vị có thể so sánh chúng với con rắn. Đầu rắn là khổ đau, đuôi rắn là hạnh phúc. Đầu của con rắn quả thật rất nguy hiểm, nó có nọc độc. Nếu quý vị chạm vào nó, nó sẽ cắn ngay tức khắc. Nhưng cho dù quý vị không để ý đến cái đầu và nắm vào đuôi của nó, cũng sẽ vẫn quay lại và cắn quý vị như thường, bởi vì cái đầu lẫn cái đuôi đều là của cùng một con rắn.
 
Tương tự, cả hạnh phúc lẫn khổ đau, sung sướng lẫn buồn bã, đều sinh ra lòng ham muốn. Do đó, khi chúng ta có cảm giác hạnh phúc, tâm chúng ta lại không an lạc. Nó thật sự không an lạc. Ví dụ, khi chúng ta có những thứ mà mình thích, chẳng hạn, của cải, danh vọng, lời khen hay cảm giác hạnh phúc, tất nhiên chúng  ta sẽ trở nên vui thích. Nhưng tâm vãn chứa đứng sự bất an bởi chúng ta sợ bị mất thứ đó và chúng ta thật sự khổ đau. Như vậy nếu quý vị không hiểu, mặc dù quý vị đang hạnh phúc đi chăng nữa, sự khổ đau cũng đang gần kề. Điều đó cũng giống như đang cầm vào đuôi rắn, nếu không bỏ tay ra quý vị sẽ bị nó cắn. Như vậy cho dù đó là đuôi rắn hay đầu rắn, tức là thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp, tất cả đều là tính chất của luân hồi và vô thường.
 
Đức Phật truyền giảng Giới, Định Tuệ làm con đường đi đến bình an, con đường đi đến giác ngộ. Nhưng thật ra những điều này chưa phải là cốt tủy của Phật Giáp. Chúng chỉ là con đường. Đức Phật gọi chúng là 'Magga" có nghĩa " con đường". Cốt tủy của Phật Đạo Chính là sự thanh bình, an lạc, vừa sự thanh bình đó nảy sinh từ sự thấu hiểu về sự thật tính của vạn pháp. Nếu chúng ta quán sát tinh tường, chúng ta có thể thấy an lạc chẳng phải là hạnh phúc hay khổ đau. Chẳng có điều nào trong hai thứ này là chân lý.
 
Tâm trí của con người, cái tâm mà Đức Phật khuyên chúng ta hãy biết quan sát nó, là một điều chúng ta chỉcó thể biết được bằng hoạt động của nó. Cái " chân tâm uyên nguyên" chẳng có gì để mà đo lường cả, chẳng có gì để quý vị có thể biết được về nó. Trong trạng thái tự nhiên của mình, nó phẳng lặng, thanh tịnh. Khi hạnh phúc dấy sinh, tất cả những gì xảy ra chính là cái tâm này, bị lạc lối trong cảm xúc, sự xao động. Khi tâm xao động như vậy, sự bám víu và chấp hữu xuất hiện.
 
Đức Phật đã dạy đầy đủ con đường tu tập, nhưng chúng ta vẫn chưa tu tập, hay nếu có, chúng ta mới chỉ tập về phần khẩu. Ý và khẩu của chúng ta vẫn chưa đạt hòa hợp, chúng ta chỉ mới đắm mình trong hư ngôn ( cái nói rỗng không). Nhưng nền tảng của Phậtt đạo không phải là điều có thể nói  ra hay đoán được. Nền tảng thật sự của phật đạo là sự hiểu biết tràn trề về chân lý của thực tại. Nếu hiểu được chân lý này, khi ấy giáo pháp chẳng còn cấn thiết nữa. Nếu không biết, cho dù có lắng nghe lời pháp, người đó cũng chẳng thật sự nghe thấy. Đây là lý do tại sao Đức Phật đã dậy " Thế Tôn chỉ ra con đường mà thôi" Ngài không thể tu tập thay cho quý vị được, bởi chân lý là một thứ mà quý vị không thể đặt thành lời hay biếu tặng.
 
Tất cả các lời pháp chỉ là những ngụ ngôn tỉ dụ, giúp cho tâm nhìn thấy chân lý. Nếu không thấy được chân lý, chúng ta phải đọa khổ. Chẳng hạn, chúng ta thường nói " sankharas" ( pháp hữu vi) khi nói về thân. Bất cứ ai cũng thể nói từ này, nhưng thật ra chúng ta có những vấn đề chỉ vì không hiểu thấu được chân tướng của những Sankhara này,  và chính vì vậy mà chấp chặt vào chúng. Bởi chúng ta không biết chân lý về thân cho nên chúng ta đau khổ.

 

Sau đây là một ví dụ. Giả sử một sán nọ, quý vị đi làm và có một người hét toáng lên sỉ vả quý vị. Ngay khi quý vị vừa nghe được lời sỉ vả này, tâm của quý vị thay đổi ngay không còn bình thường nữa. Quý vị chẳng thấy vui vẻ chút nào, quý vị cảm thấy giận dữ và bị tổn thương. Người đó cứ quanh quẩn mắng nhiếc quý vị cả ngày lẫn đêm. Khi nghe thấy lời lăng nhục đó, quý vị rất tức giận, và thậm chí khi về nhà, quý vị cũng vẫn còn giận dữ hận thù, quý vị muỗn trả đũa.

Bình luận

Sản phẩm khác