Người ta thường hỏi về cách hành thiền của tôi, rằng tôi chuẩn bị tâm như thế nào khi ngồi thiền. Không có gì đặc biệt hết, tôi để yên cho tâm ở tại nơi mà từ hồi nào tới giờ nó vẫn ở. Họ hỏi, thế thì thầy hắn là một vị Alahan? Tôi có biết đâu, tôi như cây cổ thụ đầy lá, hoa và trái, chim chóc tới ăn và làm tổ trên thân cây, nhưng cây không hay biết gì về thân phận của nó, nó cứ sống tự nhiên như vậy thế thôi.
CUỘC ĐỜI CỦA NGÀI AJAHN CHAH
Ajahn Chah sinh năm 1918 tại một làng quê đông bắc Thái lan. Ngài trở thành sa di lúc còn niên thiếu và đã thụ giới tỳ khưu vào năm hai mươi tuổi. Ngài đã tu theo hạnh đầu đà trong nhiều năm, sống trong rừng, vừa khất thực vừa du hóa khắp nơi.
Ngài đã tu thiền dưới sự độ dẫn củ nhiều bậc thầy, trong số đó có Ajahn Mun, một thiền sư đắc đạo, đáng tôn kính vào thời ấy. Ajahn mun đã ảnh hưởng sâu đậm lên Ajahn Chah, mang đến cho sự tập tập thiền định của ngài phương hướng và sự rõ ràng, những điều mà Ajahn Chah vẫn còn đang thiếu. Sau này, Ajahn Chah trở thành một thiền sư liễu ngộ, biết chia sẻ sự nhận chân về pháp của mình với những ai muốn tầm cầu. Cốt tủy lời pháp của ngài hết sức đơn giản; hãy nhiếp tâm, đừng bám chấp vào bất cứ điều gì, hãy buông bỏ và đầu hàng với cung cách hiện hữu của vạn pháp.
Ajahn Chah đã viên tịch trong tĩnh lặng sau thời gian dài ngã bệnh, vào ngày 16 tháng riêng năm 1992, tại thiền viện của ngài, Wat Pah Pong, ở Ubon Ratchatani.
KẺ LANG THANG
Khi không có nhà, chúng ta giống như một người lang thang không định hướng ngoài đường, rẽ theo lối này một thời gian và rồi rẽ sang lối khác, ngừng lại một lúc và rồi lại tiếp tục đi. cho đến trước khi chúng ta trở về ngôi nhà đích thực của mình, bất kể làm gì chúng ta cũng thấy không thoải mái, giống như một người rời làng đi xa. Chỉ khi trở về đến nhà mình, anh ta mới thật sự thoải mái, thật sự dễ chịu.
Không thể tìm được bất cứ nơi chốn an tĩnh thật sự nào trên thế gian này. Đó là bản chất của thế gian. Thay vì thế, hãy tìm nơi chốn ấy trong chính quý vị.
Khi nghĩ đến Đức Phật và việc Ngài đã nói những lời chân thật ra sao, chúng ta cảm thấy tràn ngập lòng biết ơn và tôn kính sâu xa. Bất cứ khi nào nhìn thấy được chân tướng của điều gì đó, chúng ta hiểu lời pháp của Ngài, mặc dù chúng ta đã có hiểu biết về lời pháp, đã học tập và tu hành theo những lời pháp đó, những nếu vẫn chưa nhìn thấy được chân lý của chúng. Khi ấy, chúng ta vẫn giống kẻ lang thang không định hướng.
NGƯỜI MÙ
Thân tâm không ngừng sinh diệt, các pháp hữu vi đều mang trạng thái không ngừng biển đối. Lý do khiến chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy điều này đồng nghĩa với chân lý là bởi vì chúng ta cứ ôm giữ lòng tin vào những cái giả tạo, không thực. Điều này cũng giống như việc được một người mù dẫn đường. Làm sao chúng ta có đi xa một cách an toàn cùng với anh ta? Người mù sẽ chỉ dẫn chúng ta đi vào rừng, đi vào những bụi rậm. Làm sao anh ta có thể dẫn dắt chúng ta đi một cách an toàn khi bản thân anh ta không thể thấy đường. Cũng vậy, tâm chúng ta đã bị nhiễm trược bởi các pháp hữu vi, tạo nên khổ đau khi tìm kiếm hạnh phúc, tạo nên khó khăn khi tìm kiếm sự thoải mái, Một cái tâm như vậy chỉ có khổ đau và khó khăn. Quả thật chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau và khó khăn, nhưng thay vì vậy chúng ta lại tạo ra chính những điều đó. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là than thở. Chúng ta tạo ra những cái nhân bất thiện, và sở dĩ chúng ta làm như vậy là vì chúng ta không hiểu sự thật của sắc tướng, của các pháp hữu vi, va cố gắng bám chấp vào chúng.
TRẺ CON CHƠI ĐÙA
Nếu đã quan sát bản chất của trái tim, chúng ta sẽ hiểu rằng trái tim này đúng là như vậy, không thể khác được. Chúng ta biết rằng con đường của tâm chính là những gì nó đang là. Đấy là tự tính của nó. Nếu hiểu rõ điều này, chúng ta có thể buông bỏ các suy nghĩ và cảm xúc. Và Chúng ta tự nói với mình rằng " đó đúng là cách nó đang là". Khi tâm thật sự hiểu, nó buông bỏ mọi thứ. Suy nghĩ và cảm xúc vẫn còn đó, nhưng chúng sẽ bị mất đi sức mạnh.
Điều này cũng giống như bị quấy rầy bởi một đứa trẻ đang thích đùa nghịch mọi thứ khiến chúng tâ hết sức bực mình, đến độ phải la rầy và phát vào mông nó. Nhưng sau đó chúng ta hiểu rằng chơi đùa và nghịch ngợm là điều rất tự nhiên đối với một đứa trẻ, do đó chúng ta để mặc cho nó thoải mãi. Chúng ta buông bỏ và các phiền não của chúng ta cũng tan biến. Tại sao chúng tan biến? Bởi vì giờ đây chúng ta chấp nhận con đường tự nhiên của trẻ con. Cách nhìn của chúng ta đã thay đổi, chúng ta chấp nhận tự tính của vạn pháp. Chúng ta buông bỏ và trái tim của chúng ta trở nên tĩnh lặng, an bình hơn. Chúng ta giờ đây đã có chánh tư duy.
RẮN HỔ MANG
Hoạt động của tâm giống như một con rắn hổ mang. Nếu chúng ta không đụng chạm gì đến nó, nó chỉ đi theo con đường của nó. Mặc dù nọc rắn có thể cực độc, nhưng chúng ta không bị ảnh hưởng bởi chất độc đó. Chúng ta không đến gần nó hay chộp bắt nó nên nó không cắn chúng ta. Nó làm những gì mà một con rắn hổ mang tự nhiên sẽ làm. Đó là cách đang là của nó. Nếu sáng suốt, quý vị sẽ để nó yên, nói cách khách quy sivj cho phép cái bất thiện như nó đang là, quy vị cho phép no đi theo thiên tính tự nhiên của nó. Quy vị cũng làm nhu vậy với cái thiện. Đừng bám chấp vào ái hay ố cũng giống như quy vị không phá phách gì con rắn hổ mang.
Bậc trí giả sẽ có thái độ này đối với những trạng thái khác nhau đang dấy sinh trong tâm của mình. Khi cái thiện dấy sinh, chúng ta cho phép nó là thiện. chúng ta hiểu tự tính của nó. Cũng vậy, chúng ta cho phép cái bất thiện là cái bất thiện. Chúng ta cho phép no đan glaf theo thiên tính tự nhiên của nó. Chúng ta không chấp giữ nó bở vì chúng ta không cần đến bất cứ cái gì cả, chúng ta không muốn cái ác. Chúng ta không muốn cái thiện. chúng ta không muốn cái nặng hay cái nhẹ, hạnh phúc hay khổ đau. khi ham muốn của chúng ta đã tịch diệt, sự tĩnh lặng sẽ được xác lập kiên cố.
Mô tả
Người ta thường hỏi về cách hành thiền của tôi, rằng tôi chuẩn bị tâm như thế nào khi ngồi thiền. Không có gì đặc biệt hết, tôi để yên cho tâm ở tại nơi mà từ hồi nào tới giờ nó vẫn ở. Họ hỏi, thế thì thầy hắn là một vị Alahan? Tôi có biết đâu, tôi như cây cổ thụ đầy lá, hoa và trái, chim chóc tới ăn và làm tổ trên thân cây, nhưng cây không hay biết gì về thân phận của nó, nó cứ sống tự nhiên như vậy thế thôi.
CUỘC ĐỜI CỦA NGÀI AJAHN CHAH
Ajahn Chah sinh năm 1918 tại một làng quê đông bắc Thái lan. Ngài trở thành sa di lúc còn niên thiếu và đã thụ giới tỳ khưu vào năm hai mươi tuổi. Ngài đã tu theo hạnh đầu đà trong nhiều năm, sống trong rừng, vừa khất thực vừa du hóa khắp nơi.
Ngài đã tu thiền dưới sự độ dẫn củ nhiều bậc thầy, trong số đó có Ajahn Mun, một thiền sư đắc đạo, đáng tôn kính vào thời ấy. Ajahn mun đã ảnh hưởng sâu đậm lên Ajahn Chah, mang đến cho sự tập tập thiền định của ngài phương hướng và sự rõ ràng, những điều mà Ajahn Chah vẫn còn đang thiếu. Sau này, Ajahn Chah trở thành một thiền sư liễu ngộ, biết chia sẻ sự nhận chân về pháp của mình với những ai muốn tầm cầu. Cốt tủy lời pháp của ngài hết sức đơn giản; hãy nhiếp tâm, đừng bám chấp vào bất cứ điều gì, hãy buông bỏ và đầu hàng với cung cách hiện hữu của vạn pháp.
Ajahn Chah đã viên tịch trong tĩnh lặng sau thời gian dài ngã bệnh, vào ngày 16 tháng riêng năm 1992, tại thiền viện của ngài, Wat Pah Pong, ở Ubon Ratchatani.
KẺ LANG THANG
Khi không có nhà, chúng ta giống như một người lang thang không định hướng ngoài đường, rẽ theo lối này một thời gian và rồi rẽ sang lối khác, ngừng lại một lúc và rồi lại tiếp tục đi. cho đến trước khi chúng ta trở về ngôi nhà đích thực của mình, bất kể làm gì chúng ta cũng thấy không thoải mái, giống như một người rời làng đi xa. Chỉ khi trở về đến nhà mình, anh ta mới thật sự thoải mái, thật sự dễ chịu.
Không thể tìm được bất cứ nơi chốn an tĩnh thật sự nào trên thế gian này. Đó là bản chất của thế gian. Thay vì thế, hãy tìm nơi chốn ấy trong chính quý vị.
Khi nghĩ đến Đức Phật và việc Ngài đã nói những lời chân thật ra sao, chúng ta cảm thấy tràn ngập lòng biết ơn và tôn kính sâu xa. Bất cứ khi nào nhìn thấy được chân tướng của điều gì đó, chúng ta hiểu lời pháp của Ngài, mặc dù chúng ta đã có hiểu biết về lời pháp, đã học tập và tu hành theo những lời pháp đó, những nếu vẫn chưa nhìn thấy được chân lý của chúng. Khi ấy, chúng ta vẫn giống kẻ lang thang không định hướng.
NGƯỜI MÙ
Thân tâm không ngừng sinh diệt, các pháp hữu vi đều mang trạng thái không ngừng biển đối. Lý do khiến chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy điều này đồng nghĩa với chân lý là bởi vì chúng ta cứ ôm giữ lòng tin vào những cái giả tạo, không thực. Điều này cũng giống như việc được một người mù dẫn đường. Làm sao chúng ta có đi xa một cách an toàn cùng với anh ta? Người mù sẽ chỉ dẫn chúng ta đi vào rừng, đi vào những bụi rậm. Làm sao anh ta có thể dẫn dắt chúng ta đi một cách an toàn khi bản thân anh ta không thể thấy đường. Cũng vậy, tâm chúng ta đã bị nhiễm trược bởi các pháp hữu vi, tạo nên khổ đau khi tìm kiếm hạnh phúc, tạo nên khó khăn khi tìm kiếm sự thoải mái, Một cái tâm như vậy chỉ có khổ đau và khó khăn. Quả thật chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau và khó khăn, nhưng thay vì vậy chúng ta lại tạo ra chính những điều đó. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là than thở. Chúng ta tạo ra những cái nhân bất thiện, và sở dĩ chúng ta làm như vậy là vì chúng ta không hiểu sự thật của sắc tướng, của các pháp hữu vi, va cố gắng bám chấp vào chúng.
TRẺ CON CHƠI ĐÙA
Nếu đã quan sát bản chất của trái tim, chúng ta sẽ hiểu rằng trái tim này đúng là như vậy, không thể khác được. Chúng ta biết rằng con đường của tâm chính là những gì nó đang là. Đấy là tự tính của nó. Nếu hiểu rõ điều này, chúng ta có thể buông bỏ các suy nghĩ và cảm xúc. Và Chúng ta tự nói với mình rằng " đó đúng là cách nó đang là". Khi tâm thật sự hiểu, nó buông bỏ mọi thứ. Suy nghĩ và cảm xúc vẫn còn đó, nhưng chúng sẽ bị mất đi sức mạnh.
Điều này cũng giống như bị quấy rầy bởi một đứa trẻ đang thích đùa nghịch mọi thứ khiến chúng tâ hết sức bực mình, đến độ phải la rầy và phát vào mông nó. Nhưng sau đó chúng ta hiểu rằng chơi đùa và nghịch ngợm là điều rất tự nhiên đối với một đứa trẻ, do đó chúng ta để mặc cho nó thoải mãi. Chúng ta buông bỏ và các phiền não của chúng ta cũng tan biến. Tại sao chúng tan biến? Bởi vì giờ đây chúng ta chấp nhận con đường tự nhiên của trẻ con. Cách nhìn của chúng ta đã thay đổi, chúng ta chấp nhận tự tính của vạn pháp. Chúng ta buông bỏ và trái tim của chúng ta trở nên tĩnh lặng, an bình hơn. Chúng ta giờ đây đã có chánh tư duy.
RẮN HỔ MANG
Hoạt động của tâm giống như một con rắn hổ mang. Nếu chúng ta không đụng chạm gì đến nó, nó chỉ đi theo con đường của nó. Mặc dù nọc rắn có thể cực độc, nhưng chúng ta không bị ảnh hưởng bởi chất độc đó. Chúng ta không đến gần nó hay chộp bắt nó nên nó không cắn chúng ta. Nó làm những gì mà một con rắn hổ mang tự nhiên sẽ làm. Đó là cách đang là của nó. Nếu sáng suốt, quý vị sẽ để nó yên, nói cách khách quy sivj cho phép cái bất thiện như nó đang là, quy vị cho phép no đi theo thiên tính tự nhiên của nó. Quy vị cũng làm nhu vậy với cái thiện. Đừng bám chấp vào ái hay ố cũng giống như quy vị không phá phách gì con rắn hổ mang.
Bậc trí giả sẽ có thái độ này đối với những trạng thái khác nhau đang dấy sinh trong tâm của mình. Khi cái thiện dấy sinh, chúng ta cho phép nó là thiện. chúng ta hiểu tự tính của nó. Cũng vậy, chúng ta cho phép cái bất thiện là cái bất thiện. Chúng ta cho phép no đan glaf theo thiên tính tự nhiên của nó. Chúng ta không chấp giữ nó bở vì chúng ta không cần đến bất cứ cái gì cả, chúng ta không muốn cái ác. Chúng ta không muốn cái thiện. chúng ta không muốn cái nặng hay cái nhẹ, hạnh phúc hay khổ đau. khi ham muốn của chúng ta đã tịch diệt, sự tĩnh lặng sẽ được xác lập kiên cố.
Bình luận