Chết chỉ là một sự chuyển hoá của sự sống từ dạng này sang dạng khác, song sự sống nối tiếp ấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến điểm xuất phát đầu tiên từ cuộc sống đời thực này.
Chúng ta có chấp nhận sự tồn tại này để khám phá cho hiểu biết của chúng ta hay không? Đó chính là điều tôi trăn trở.
- Nguyễn Ngọc Hoài
Một Thế Giới Khác là cuốn tự truyện của một nhà ngoại cảm chân chính - người đang làm việc không mệt mỏi mỗi ngày trong hành trình tìm kiếm hài cốt những liệt sĩ ngã xuống trong chiến tranh. Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài kể trên trang giấy về cuộc đời mình, về món quà (và cũng là trách nhiệm) đặc biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu hay có thể tin.
Nguyễn Ngọc Hoài đã có cho mình hơn ba mươi năm sống bình thường và hơn mười năm sống khác thường - một con người đứng giữa hai thế giới, trằn trọc mỗi ngày để kết nối người sống với người chết, tất tả trên mọi nẻo đường của đất nước kiếm tìm những gì còn lại của người đã khuất.
Trong Một Thế Giới Khác, Nguyễn Ngọc Hoài không cố lý giải khả năng đặc biệt của mình mà chỉ kể lại những gì đã thấy, những gì đã cảm nhận, những gì đã học được từ "giác quan thứ sáu". Tác giả khiêm nhường với vị trí là người dẫn đường, đưa lối cho cái ranh giới mờ mịt giữa hai cõi, cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách của một người có khả năng đặc biệt chứ chẳng đòi hỏi cúng bái hay thờ phụng.
Đọc Một Thế Giới Khác, người đọc sẽ không thấy phép màu hay điều kỳ diệu mà chỉ thấy những hiện thực hiển nhiên mà khả năng ngoại cảm mang lại, đơn giản, thực tế, chẳng lộng lẫy, hào nhoáng hay huyền bí. Và như thế, cụm từ "mê tín dị đoan" ở đâu đó xa lắm trong những trang sách này, chỉ còn lại một hiện thực ít người biết vẫn đang lẩn khuất trong cuộc sống.
Nguyễn Ngọc Hoài đã kể những câu chuyện trong hành trình Tìm nhau giữa hai cõi với những con người và sự việc thực tế đáng nhớ và đầy trân trọng. Trong đó, có câu chuyện đứa con bươn chải tìm cha nơi đất bạn Lào, có người cháu xẻ dọc Trường Sơn đi tìm chú, có vị bác sĩ quân y già tìm đồng đội với tiếc nuối và day dứt... Câu chữ dường như không đủ để truyền tải những khó khăn, vất vả trong hành trình tìm mộ liệt sĩ nhưng quá khứ và hiện tại đan xen nhau cho giây phút đoàn tụ giữa ranh giới hai cõi. Vì thế, trên ranh giới ấy - bất kể thực hay ảo, tình người cháy lên nóng bỏng.
Liệu có một thế giới sau cái chết? Thế giới đó ra sao? Liệu có phải những người chết đi không hề biến mất và vẫn tồn tại quanh quẩn bên ta, chỉ là mắt thường không nhận thấy?
Khoa học vẫn đang loay hoay tìm những bằng cớ để chứng minh hay phản bác. Còn các nhà ngoại cảm, những người có khả năng bước qua cánh cửa khám phá thế giới bên kia, khẳng định: Có, bởi chính sự tồn tại của họ là một minh chứng.
Lần đầu tiên, tự truyện của một nhà ngoại cảm được xuất bản tại Việt Nam.
Những tiết lộ sửng sốt về một thế giới sau cái chết, sự hiện diện sống động của những linh hồn qua lời kể của nhà ngoại cảm và các thân nhân.
Quan trọng hơn, với mười mấy năm gắn bó với “nghiệp” ngoại cảm, tác giả chia sẻ với bạn đọc những kiến giải và cảnh báo về việc áp vong, gọi hồn, tìm mộ; phương pháp phân biệt thật giả khi tiếp cận với thế giới tâm linh; chúng ta phải ứng xử với thế giới tâm linh như thế nào; đối diện với vấn đề ngoại cảm ra sao; năng lực của nhà ngoại cảm thực sự đến đâu, họ có thể làm gì?
Với cách tiếp cận khoa học, bài trừ mê tín dị đoan, với niềm tin mãnh liệt rằng “tri thức sẽ tạo ra sức mạnh, giúp chúng ta tỉnh táo hơn”, cuốn sách gợi mở cho bạn đọc con đường khám phá thế giới tâm linh đúng đắn, để sống thiện hơn giữa chính cuộc đời này.
Về tác giả Nguyễn Ngọc Hoài:
Là một trong mười nhà ngoại cảm xuất sắc nhất Việt Nam, được Hội đồng khoa học của 3 cơ quan (Viện Khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thông) tặng thưởng Gương Truyền thông A1000 (là giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm xuất sắc đã giải mã được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc).
Hiện chị là cán bộ Ban Nghiên cứu các khả năng đặc biệt, thuộc Liên hiệp Khoa học UIA, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đời sống tâm linh, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa phương Đông.
Trích từ trong sách:
“Ngay tối hôm đó, trước khi vào việc tiếp xúc với các vong hồn liệt sĩ, tôi lưu tâm trường hợp nhà anh Mạnh. Mở tập hồ sơ, bố anh không có ảnh để tôi nhận diện.Tôi bắt đầu mời liệt sĩ về để tiếp cận. Mãi không thấy liệt sĩ xuất hiện, tôi cố gắng chờ đợi, thời gian cứ chậm chạp trôi qua. Căng thẳng lẫn chờ đợi khiến người tôi mệt mỏi. Thất vọng vì đêm nay không làm được việc gì, tôi bỏ vào phòng ngủ. Vậy mà nằm mãi tôi vẫn chẳng thể ngủ được, thay vào đó lại nghĩ ngợi linh tinh. Tự nhiên, tôi thấy sợ phát run lên vì một mình nằm đơn độc ở cái văn phòng giữa cánh đồng, bốn bề vắng lặng như chùa bà Đanh. Tôi vùng dậy, ra phòng làm việc định bụng bật thêm điện lên cho sáng để đỡ sợ, thì đập vào mắt tôi là một người đàn ông cao nhưng gầy, nhất là khuôn mặt, ánh mắt sắc lẹm, lông mày khá rậm, tuổi trạc 27, 28…
Tôi run rẩy:
- Dạ… dạ… thưa chú là… chú là…
- Tôi chưa được về nước đâu, vẫn ở chỗ chôn lần đầu ấy, xương cốt còn ít lắm, khó tìm…
Tôi bủn rủn hết cả người. Tiếng người âm vang lạnh lùng, giọng nói gần như quát lại thêm phần nghiêm nghị. Họng tôi cứng lại, quýnh quáng chẳng nói được câu nào, đồng thời người kia cũng biến mất…
Thế là chẳng kịp hỏi thêm được gì, hồn vía tôi tự nhiên bay hết. Tôi chạy vào phòng ngủ, lại chạy ra phòng làm việc, nhà tắm, ngoài sân điện bật vung lên. Ôi sợ quá! Thỉnh thoảng lại có liệt sĩ xuất hiện kiểu này sợ chết đi được… Đã nhiều năm tôi vẫn quen với cảnh một mình gặp gỡ các vong giữa đêm để được nghe người âm tâm sự, nhưng đêm nay sao lúc đó cái sợ ở đâu lại kéo đến tràn ngập trong con người tôi…”
Mô tả
Chết chỉ là một sự chuyển hoá của sự sống từ dạng này sang dạng khác, song sự sống nối tiếp ấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến điểm xuất phát đầu tiên từ cuộc sống đời thực này.
Chúng ta có chấp nhận sự tồn tại này để khám phá cho hiểu biết của chúng ta hay không? Đó chính là điều tôi trăn trở.
- Nguyễn Ngọc Hoài
Một Thế Giới Khác là cuốn tự truyện của một nhà ngoại cảm chân chính - người đang làm việc không mệt mỏi mỗi ngày trong hành trình tìm kiếm hài cốt những liệt sĩ ngã xuống trong chiến tranh. Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài kể trên trang giấy về cuộc đời mình, về món quà (và cũng là trách nhiệm) đặc biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu hay có thể tin.
Nguyễn Ngọc Hoài đã có cho mình hơn ba mươi năm sống bình thường và hơn mười năm sống khác thường - một con người đứng giữa hai thế giới, trằn trọc mỗi ngày để kết nối người sống với người chết, tất tả trên mọi nẻo đường của đất nước kiếm tìm những gì còn lại của người đã khuất.
Trong Một Thế Giới Khác, Nguyễn Ngọc Hoài không cố lý giải khả năng đặc biệt của mình mà chỉ kể lại những gì đã thấy, những gì đã cảm nhận, những gì đã học được từ "giác quan thứ sáu". Tác giả khiêm nhường với vị trí là người dẫn đường, đưa lối cho cái ranh giới mờ mịt giữa hai cõi, cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách của một người có khả năng đặc biệt chứ chẳng đòi hỏi cúng bái hay thờ phụng.
Đọc Một Thế Giới Khác, người đọc sẽ không thấy phép màu hay điều kỳ diệu mà chỉ thấy những hiện thực hiển nhiên mà khả năng ngoại cảm mang lại, đơn giản, thực tế, chẳng lộng lẫy, hào nhoáng hay huyền bí. Và như thế, cụm từ "mê tín dị đoan" ở đâu đó xa lắm trong những trang sách này, chỉ còn lại một hiện thực ít người biết vẫn đang lẩn khuất trong cuộc sống.
Nguyễn Ngọc Hoài đã kể những câu chuyện trong hành trình Tìm nhau giữa hai cõi với những con người và sự việc thực tế đáng nhớ và đầy trân trọng. Trong đó, có câu chuyện đứa con bươn chải tìm cha nơi đất bạn Lào, có người cháu xẻ dọc Trường Sơn đi tìm chú, có vị bác sĩ quân y già tìm đồng đội với tiếc nuối và day dứt... Câu chữ dường như không đủ để truyền tải những khó khăn, vất vả trong hành trình tìm mộ liệt sĩ nhưng quá khứ và hiện tại đan xen nhau cho giây phút đoàn tụ giữa ranh giới hai cõi. Vì thế, trên ranh giới ấy - bất kể thực hay ảo, tình người cháy lên nóng bỏng.
Liệu có một thế giới sau cái chết? Thế giới đó ra sao? Liệu có phải những người chết đi không hề biến mất và vẫn tồn tại quanh quẩn bên ta, chỉ là mắt thường không nhận thấy?
Khoa học vẫn đang loay hoay tìm những bằng cớ để chứng minh hay phản bác. Còn các nhà ngoại cảm, những người có khả năng bước qua cánh cửa khám phá thế giới bên kia, khẳng định: Có, bởi chính sự tồn tại của họ là một minh chứng.
Lần đầu tiên, tự truyện của một nhà ngoại cảm được xuất bản tại Việt Nam.
Những tiết lộ sửng sốt về một thế giới sau cái chết, sự hiện diện sống động của những linh hồn qua lời kể của nhà ngoại cảm và các thân nhân.
Quan trọng hơn, với mười mấy năm gắn bó với “nghiệp” ngoại cảm, tác giả chia sẻ với bạn đọc những kiến giải và cảnh báo về việc áp vong, gọi hồn, tìm mộ; phương pháp phân biệt thật giả khi tiếp cận với thế giới tâm linh; chúng ta phải ứng xử với thế giới tâm linh như thế nào; đối diện với vấn đề ngoại cảm ra sao; năng lực của nhà ngoại cảm thực sự đến đâu, họ có thể làm gì?
Với cách tiếp cận khoa học, bài trừ mê tín dị đoan, với niềm tin mãnh liệt rằng “tri thức sẽ tạo ra sức mạnh, giúp chúng ta tỉnh táo hơn”, cuốn sách gợi mở cho bạn đọc con đường khám phá thế giới tâm linh đúng đắn, để sống thiện hơn giữa chính cuộc đời này.
Về tác giả Nguyễn Ngọc Hoài:
Là một trong mười nhà ngoại cảm xuất sắc nhất Việt Nam, được Hội đồng khoa học của 3 cơ quan (Viện Khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thông) tặng thưởng Gương Truyền thông A1000 (là giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm xuất sắc đã giải mã được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc).
Hiện chị là cán bộ Ban Nghiên cứu các khả năng đặc biệt, thuộc Liên hiệp Khoa học UIA, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đời sống tâm linh, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa phương Đông.
Trích từ trong sách:
“Ngay tối hôm đó, trước khi vào việc tiếp xúc với các vong hồn liệt sĩ, tôi lưu tâm trường hợp nhà anh Mạnh. Mở tập hồ sơ, bố anh không có ảnh để tôi nhận diện.Tôi bắt đầu mời liệt sĩ về để tiếp cận. Mãi không thấy liệt sĩ xuất hiện, tôi cố gắng chờ đợi, thời gian cứ chậm chạp trôi qua. Căng thẳng lẫn chờ đợi khiến người tôi mệt mỏi. Thất vọng vì đêm nay không làm được việc gì, tôi bỏ vào phòng ngủ. Vậy mà nằm mãi tôi vẫn chẳng thể ngủ được, thay vào đó lại nghĩ ngợi linh tinh. Tự nhiên, tôi thấy sợ phát run lên vì một mình nằm đơn độc ở cái văn phòng giữa cánh đồng, bốn bề vắng lặng như chùa bà Đanh. Tôi vùng dậy, ra phòng làm việc định bụng bật thêm điện lên cho sáng để đỡ sợ, thì đập vào mắt tôi là một người đàn ông cao nhưng gầy, nhất là khuôn mặt, ánh mắt sắc lẹm, lông mày khá rậm, tuổi trạc 27, 28…
Tôi run rẩy:
- Dạ… dạ… thưa chú là… chú là…
- Tôi chưa được về nước đâu, vẫn ở chỗ chôn lần đầu ấy, xương cốt còn ít lắm, khó tìm…
Tôi bủn rủn hết cả người. Tiếng người âm vang lạnh lùng, giọng nói gần như quát lại thêm phần nghiêm nghị. Họng tôi cứng lại, quýnh quáng chẳng nói được câu nào, đồng thời người kia cũng biến mất…
Thế là chẳng kịp hỏi thêm được gì, hồn vía tôi tự nhiên bay hết. Tôi chạy vào phòng ngủ, lại chạy ra phòng làm việc, nhà tắm, ngoài sân điện bật vung lên. Ôi sợ quá! Thỉnh thoảng lại có liệt sĩ xuất hiện kiểu này sợ chết đi được… Đã nhiều năm tôi vẫn quen với cảnh một mình gặp gỡ các vong giữa đêm để được nghe người âm tâm sự, nhưng đêm nay sao lúc đó cái sợ ở đâu lại kéo đến tràn ngập trong con người tôi…”
Bình luận